Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Ba Vân


    Ba Vân (1908 - 24 tháng 8 năm 1988), còn gọi là Quái kiệt Ba Vân, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam.
    Ông tên thật Lê Long Vân sinh năm 1908 ở làng An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông sinh ra trong một gia đình đông anh em, từ nhỏ đã được mời thầy về dạy nhạc. Ông được học đánh trống, đánh đồ ngang, chọi bạc, đàn tranh, đàn kìm... Do có chất giọng thanh, trong nên được thầy chú ý. Sau một thời gian học vớii thầy, năm 1917, ông đã đi hát cho các đám tiệc trong làng. Em trai ông là nghệ sĩ Tám Vân.
    Năm 1920, ông theo nhóm hát Kiều Vân Tiên. Những năm sau đó, ông gia nhập gánh Tái Đồng Ban, rồi gánh Tân Hí, Đồng Thinh và Nghĩa Hiệp Ban. Từ năm 1927 đến năm 1929, ông gia nhập gánh Quảng Lạc ở Hà Nội.
    Trong những năm 1937 - 1939, tài năng của ông bắt đầu nở rộ khi ông gia nhập gánh Đại Phước Cương ra mắt ở Hà Nội. Ông lưu diễn ở miền Bắc 7 lần từ năm 1927 đến 1950, Từ năm 1950 đến 1975, ông sống ở Sài Gòn và tiếp tục đóng góp cho sân khấu cải lương miền Nam. Ông là một trong những bậc thầy về khả năng diễn hài, và được gọi là một trong những quái kiệt về hài của sân khấu miền Nam.
    Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật sôi nổi. Lần lưu diễn thứ 8 của ông ở Hà Nội là vào năm 1977, khi đoàn Sài Gòn được mời ra thủ đô tham gia hội diễn mừng đất nước thống nhất.
    Ba Vân là một trong những cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu cải lương cùng với Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu, Tám Danh, Ba Du... Tài năng của ông không chỉ ở các vai hài, mà còn ở khả năng diễn xuất đa dạng, tài tình với các vai hề, lão, độc, văn, võ... Những vở diễn thành công của ông là Men rượu hương tình, Vó ngựa truy phong, Khi người điên biết yêu, Người ven đô... Ngoài ra ông còn đóng trong một số bộ phim như Lan và Điệp (1973), Sợ vợ mới anh hùng (1974), Năm vua hề về làng (1975)...
     Trong tập hồi ký Kể chuyện cải lương của nghệ sĩ Ba Vân, tức Lê Long Vân, kể lại "những ngày đầu đi hát” như sau: “Tôi sinh ra ở Ba Tri (xã An Đức – BS), một vùng quê nghèo của tỉnh Bến Tre, nhưng lại rất giàu đờn ca. Bến Tre lúc đó cũng là vùng đất có phong trào ca hát tài tử phát triển mạnh ở Lục Tỉnh. Nhà tôi nghèo lại đông anh em, ba má tôi muốn các con có một nghề nhàn nhã tấm thân, không phải chịu cảnh nhọc nhằn hôm sớm đồng ruộng , nên đã cố gắng rước thầy về dạy nhạc cho anh em tôi ngay từ nhỏ. Chúng tôi được học đủ các loại nhạc cụ, từ đánh trống, đánh đồ ngang, chọi bạc, rồi học đờn tranh, đờn kìm… Tôi có giọng hát thanh, trong, nên được thầy chú ý. Sau một thời gian học, tôi được thầy cho đi thi hát ở các đám tiệc trong làng, đó là vào năm 1917…"
    Từ buổi tập tễnh bước vào con đường ca hát nghiệp dư đến khi trở thành một diễn viên chuyên nghiệp trong các đoàn hát, rồi trở thành nghệ sĩ tiếng tăm lan khắp 3 miền, được Nhà nuớc ta phong danh hiệu cao quý "Nghệ sĩ nhân dân" (1984), ông là một tấm gương sáng về lòng say mê nghệ thuật, về ý thức kiên trì học hỏi, rèn luyện không ngừng, tập luyện từ giọng ca, ngón đàn, nhịp trống đến sắc diện, cử chỉ, động tác, diễn xuất…
    Ông bắt đầu theo nghề ca hát từ năm 14 tuổi. Ban đầu ông theo nhóm Kiều Vân Tiên. Năm sau ông gia nhập gánh Tái Đồng Ban, rồi gánh Tân Hí, Đồng Thinh và Nghĩa Hiệp Ban. Từ năm 1927 đến năm 1929 ông gia nhập gánh Quảng Lạc ở Hà Nội.
    Tài nghệ của ông nở rộ vào những năm 1937 – 1939 ở đất Hà Nội, khi gánh cải lương Đại Phước Cương ra mắt công chúng. Người xem hồi ấy xúc động, cảm phục, say mê trước tài diễn xuất điêu luyện của ông qua nhiều vai: từ vai hài đến vai bi, từ vai ông lão đến vai trẻ trung, từ quan văn đến quan võ, từ vai phụ đến kép chính. Các nhân vật do ông đóng trên sân khấu, dù khác nhau về thân phận, tâm lý, trong sinh hoạt đời thường hay chốn giàu sang quyền quý, từ nơi triều đình vua chúa, quan trường đến cảnh bần cùng, dưới đáy xã hội đều được ông nhập vai một cách xuất sắc, độc đáo với tài năng nghệ thuật bậc thầy.
    Khi thì ông mang dáng đạo mạo, từ bi của kẻ tu hành, lúc ngây thơ hồn nhiên pha chút tinh nghịch, dí dỏm của một đứa ở thông minh, khi thì vừa dại vừa thông minh của một người điên, lúc khác dáng thiểu não, bệnh hoạn của một gã ghiền thuốc phiện với niềm uẩn khúc, day dứt vì lỗi lầm, vì lương tâm cắn rứt, vò xé…Tất cả được hòa nhập vào tính cách nhân vật trong những tình huống giàu kịch tính, làm nổi bật lên cá tính từng con người, tạo nên mối đồng cảm sâu sắc giữa người diễn trên sân khấu và người xem.
    Khởi nguồn từ lòng say mê nghệ thuật, nghệ sĩ Ba Vân đã toàn tâm toàn ý dâng trọn cuộc đời cho sân khấu cải lương, kiên trì vượt qua mọi cản ngại, gian khó để thâm nhập cuộc sống, nghiên cứu nắm bắt thực tế, tâm lý, cá tính từng loại người trong xã hội để tái hiện lại một cách xuất sắc trên sàn diễn. Là một tài năng kiệt xuất trong những nghệ sĩ nổi tiếng, có công nhiều đối với nền nghệ thuật cải lương như Năm Châu, Tư Trang, Ba Du, Bảy Nhiêu, Tám Danh, Năm Phỉ, Phùng Há…, nghệ sĩ Ba Vân bao giờ cũng rất mực khiêm tốn khi nói về bản thân, trong khi đó lại rất trân trọng, đề cao những cống hiến của các đồng nghiệp, bạn bè với một thái độ chân thật, trong sáng từ đáy lòng. Ông tâm sự: “Hơn nửa thế kỷ qua, tôi đã từng gắn bó chìm nổi với sân khấu cải lương, đã gặt hái cho mình không ít điều hay (…) Tôi có cái diễm phúc là đã được quen biết, hợp tác và học tập rất nhiều ở các nghệ sĩ đầu đàn, những người có thể nói mà không sợ quá đáng rằng nếu không có họ, thì cải lương không có được như ngày nay.
    Năm 1984, ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, nhiều người mến mộ đến chúc mừng người “nghệ sĩ lão thành" đã đạt được vinh quang cao quý ấy, ông từ tốn đáp: “Tôi chỉ có “lão" mà chưa có thành".
    Sống thanh bạch và giản dị, tình cảm đôn hậu, trong sáng, nghệ sĩ Ba Vân không những chỉ có bạn bè, đồng nghiệp, học trò của ông quý trọng, mà còn được đông đảo công chúng mến mộ. Cuộc đời hơn nửa thế kỷ gắn bó nghệ thuật cải lương cho đến khi trút hơi thở cuối cùng của ông là một bài học vô giá cho lớp nghệ sĩ hôm nay về tinh thần lao động nghệ thuật, lòng nhân nghĩa, đạo lý ở đời, về đức khiêm nhường, bao dung, về lòng yêu thương con người và yêu nghề. Ông qua đời tại TP. Hồ Chí Minh ngày 24-8-1988.

Source: maxreading

Tên Bài Báo về Ba VânNgày Đăng
 Quái Kiệt Ba Vân (Nghệ Sĩ Nhân Dân Lê Long Vân) 08 Tháng 06, 2014
 Chuyện Lạ Trong Ngôi Chùa Và Nghĩa Địa Của Nghệ Sĩ: Kỳ 2 - Nơi Nghệ Sĩ Trở Về 24 Tháng 04, 2012
 Năm Châu - Cuộc Đời Như Sân Khấu (Kỳ 1) 20 Tháng 03, 2007
Ba Vân Cải Lương
» Tình Chú Thoòng
» Con Tấm Con Cám
» Tiếng Trống Sang Canh
» Con Tấm con Cám
Ba Vân Tân Cổ
» Đời Cô Lựu
» Hỏa thiêu Bích Vân Cung
» Tình Chú Thòong