Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Hà Mỹ Liên


    Tên thật: Thu Hà
    Ngày sinh: 1948
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    - Nếu nhắc về tiểu sứ của chị chị sẽ nói ngắn gọn như thế nào?
    - Tôi tên thật Thu Hà, bước vào nghề từ năm 1960. Trong gia đình có ba anh chị em là nghệ sĩ cải lương, đó là kép Thanh Điền, anh cả (chồng Thanh Kim
    Huệ), em gái là Hà Mỹ Xuân. Tôi đã từng đi diễn qua các gánh hát: Kim Hoàng Như Mai, Bạch Vân, Kim Chung, Thủ Đô, Trăng Mùa Thu...Tôi là một người đam mê sân khấu, nên khi sang Pháp định cư, vẫn tiếp tục phụng sự tổ nghiệp.
    Năm 12 tuổi chị đã lên sân khấu, chị nhớ nhất vai diễn nào lúc đó?
    - vai Nghi Xuân là vai nhập môn nghề hát, tôi diễn chung với người anh ruột (NSUT Thanh Điền) trong tuồng Phạm Công Cúc Hoa của soạn giả Thanh Cao. Nghề nghiệp diễn xuất và luyện giọng hoàn toàn của tôi do Ngọc Ẩn và vợ là Kim Trâm dìu dắt. Năm 12 tuổi tôi đóng vai đào con vở Bao Công xử án Trần Thế Mỹ. Tôi nhớ một kỷ niệm thật vui, lúc đó tôi và Lệ Thủy hát đoàn Trâm Vàng, vì còn quá nhỏ nên hai đứa xài chung đồ lót ngực để cho đỡ lép khi ra sân khấu. Chúng tôi giao kèo đứa này hết màn thì lột đồ độn đưa đứa kia ra sân khấu, lần đó Lệ Thủy mê diễn quên đưa đồ độn cho tôi, khiến tôi bị ông bầu chửi: ''''con này, tới lớp mà chưa chịu ra sân khấu?'''', tôi cự lại ''''Không có vú làm sao ra?''''... Cười rồi lại khóc vì nhớ ngày xưa quá.
    Nhưng vì sao có một giai đoạn chị rời xa sàn diễn?
    - Lẽ ra sự nghiệp sân khấu của tôi không gãy gánh nửa đường nếu năm 1965 tôi từ chối lập gia đình. chồng người Pháp, cưng vợ như ''''nâng trứng hứng hoa'''', cương quyết ngăn cản tôi chấm dứt nghề ca hát. Tôi tạm biệt nghiệp tổ ở nhà lo việc nội trợ săn sóc chồng và 3 con. Năm 1976 vợ chồng tôi sang Pháp định cư, ông chồng người Pháp của tôi bị đau tim nên mất năm 1986. Còn tôi nối lại những mối quan hệ với nghệ sĩ ở Pháp, tổ chức biểu diễn những vở tuồng: Chiều về trên sông lạnh, Biên giới một chiều mưa, Nước mắt người đi, Tiếng khóc giữa rừng khuya…Ở Pháp không dễ quy tụ nghệ sĩ theo ý của mình. Mỗi người một nơi, ai cũng có công việc mưu sinh, nghề hát gặp nhau vào cuối tuần, có khi hai ba tháng mới được hát. Tôi may mắn làm ở một nhà hàng, công việc biên tập chương trình biểu diễn văn
    nghệ nên cũng đỡ nhớ nhà.
    Chị Hà Mỹ Xuân đã về nước rồi, còn chí sao vẫn chưa về để thăm lại quê hương?
    - Tôi dự định năm sau sẽ về để cả nhà đoàn tụ làm một suất hát trên SK Cải
    lương. Lệ Thủy khuyên tôi về hoài, Thủy nói: ''''Mày về đi, anh em nghệ sĩ ủng hộ mày làm live show. Nếu mày hát không nổi thì ca ít thôi, diễn kịch cũng được mà, chọn vai hay là khán giả thích!''''. Nghe Lệ Thủy nói tôi ham lắm, mất ngủ mấy đêm liền, sẽ tính chuyện về nước biểu diễn với anh Điền, chị Huệ, và Hà Mỹ Xuân. Mong gặp đủ mặt anh em nghệ sĩ để cùng làm nghề một đêm cho đã.
    - Chị nhận đinh thế nào về sân khấu cải lương trong nước và hải ngoại?
    ở trong nước có nhiều thay đổi về diễn xuất, các em trẻ bây giờ diễn giỏi lắm, tiết tấu nhanh, gần với điện ảnh và truyền hình. Còn ở Mỹ, ở Pháp, ít có cơ hội cọ xát với nghề nên cách diễn xuất còn rè rà lắm. Khi Hà Mỹ Xuân tham gia chương trình Thúy Kiều với nhạc kịch Pháp, tôi đã đến xem và thấy các nghệ sĩ Pháp rất trân trọng nghệ thuật cải lương VN, họ phối hợp với nhạc kịch, kịch câm, kịch hình thể để nói lên tiếng nói văn hóa cộng đồng không biên giới. Tiết tấu vở diễn nhanh, hay hơn và có sảng tạo độc đáo khiến các nền nghệ thuật như được giao thoa. Xuân diễn lần đó rất thích, các bạn ở Pháp đánh giá cao nghệ thuật của mình lắm.
    Sinh ra trong một gia đình có máu nghệ sĩ, chị thấy mình may mắn không?
    - Hồi đó tôi trốn nhà theo anh tôi đi xem hát, hễ bị đòn thì mấy anh em bị đòn chung. Cha Điền khôn lắm, ba tôi mới cầm roi đã giả bộ khóc, ổng có máu diễn từ hổi nhỏ, khôn lanh, còn tôi thì lì lắm, bị đảnh đau cũng không khóc. Có lần ông Điền nhận sô hát đình, lúc đó còn nhỏ mà tụi tui ham hát lắm, chạy một mạch ra đình để hát, về bị đòn nhưng đêm đớ sướng thiệt là sướng, vì được bà con khen. Tôi may mắn được làm nghệ sĩ, được sinh ra trong một gia đình yêu nghệ thuật. từ anh tôi lây sang chúng tôi để cùng làm nghề cho tới ngày nay.

Source: zing

Tên Bài Báo về Hà Mỹ LiênNgày Đăng
 Hà Mỹ Liên : Kiếp Tằm Lặng Lẽ Nhả Tơ 18 Tháng 05, 2013
Hà Mỹ Liên Cải Lương
» Lan và Điệp
Hà Mỹ Liên Tân Cổ