Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Mai Lan


    Tên thật: Nguyễn Thị Lan
    Ngày sinh: 1944
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    Trước đây người ta hay đem danh xưng Đệ nhất đào lẵng để gọi NS Như Ngọc. NS Trương Ánh Loan cũng là một NS đa năng, hát được nhiều lọai vai. Hai NS này đứng đầu trong hàng nữ NS hát đào độc, lẵng. Trương Ánh Loan có sự nghiệp lẫy lừng nhưng sớm qua đời, chỉ có lớp khán giả lớn tuổi, lớp NS lâu năm biết tiếng; còn NS Như Ngọc thì nhiều năm làm bầu, ít hát nên chỉ lưu danh. Thực tế lớp khán giả hiện nay ít người biết đến. NS Mai Lan là NS đàn em của cả Như Ngọc và Trương Ánh Loan, đã từng được hai người dìu dắt, nâng đỡ. Và chính NS Mai Lan cũng không ngờ mình có được một sự nghiệp SK.
    Dấu ấn đầu tiên của hai NS đàn chị vẫn luôn sâu đậm , khai mở một hướng đi đưa Mai Lan đến đỉnh cao nghề nghiệp. Tổng kết lại mười mấy năm đi hát, Mai Lan là NS CL rất thành công khi chuyển qua kịch nói, ở lọai hình nào, chị cũng có những vai diễn để đời, trở thành ngôi sao dàn bao thượng thặng . Cho đến hôm nay, có thể gọi Mai Lan là Đệ nhất đào lẵng của SKCL và kịch nói phía Nam.
    THUỞ BAN ĐẦU ẤY…
    NS Mai Lan tên thật là Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1944, tại Chợ Lớn, từ nhỏ sống ở trong chùa, kinh kệ công quả Năm 14 tuổi, cô bé Lan rời chùa, bước ra đời. Tình cờ quen biết với NS Minh Tài ở đoàn Thúy Nga (1957). Thời ấy, Đoàn Thúy Nga là một đại ban hùng mạnh, nổi tiếng với vở cải lương Khi hoa anh đào nở, vở hát đã giới thiệu đôi soạn giả trẻ Hà Triều – Hoa Phượng, đồng thời đang lăng-xê kép trẻ Thành Được.
    Với dáng người cao ráo, gương mặt xinh xắn, bé Lan dễ tạo ấn tượng tốt với những người trong đoàn khi xin theo học hát. Có giọng hát tương đối tốt, đủ tiêu chuẩn để trở thành một cô đào hát trong tương lai, đoàn nhận vào làm vũ nữ (diễn viên múa). Vậy là đêm đêm, bé Lan được đắm mình dưới ánh đèn màu của sân khấu trong các đoạn múa minh họa. Nhạc sĩ Ba Kim Anh (thân phụ NSUT Tô Kim Hồng) thấy cô bé Lan hiền lành, thanh sắc cũng khá, nghĩ Lan như con gái mình, ông tận tình chỉ dạy ca cho đúng điệu, đúng nhịp. Sau đó, để phát triển nghề nghiệp, bé Lan đi đoàn Chim Việt, rồi chuyển sang đoàn Thanh Tao. Có bà Bảy Nhiểu cho vay tiền góp ở các đoàn hát thấy bé Lan đơn chiếc, không có người đỡ đầu mà hát cũng được nên bà thương, liền giới thiệu với ông bầu Ba Khuê, lúc đó đang có đoàn CL Hữu Tâm. Có tuồng, bé Lan được hát chánh với NS Hữu Tài, thấy cô đào trẻ hát có triển vọng mà chưa có tên chính thức, NS Thanh Nhã (thân phụ nghệ sĩ Linh Châu) mới đặt cho cô nghệ danh là Mai Lan.
    Một hôm, NS Cẩm Hồng, một nghệ sĩ hát đào độc rất hay thời đó nghỉ đoàn, Mai Lan được cho hát thay, cả đoàn không ngờ chị lại hát quá hay, không bắt chước theo rập khuôn mà vai diễn còn có nhiều nét mới khác lạ. Hai tác giả Bạch Diệp - Minh Nguyên phát hiện Mai Lan có thể trở thành đào độc có đẳng cấp, đã đo ni đóng giày viết riêng cho Mai Lan vai Thiên Kim, vai độc nặng ký trong vở Tiếng chuông Thiên Mụ, trước là lăng-xê, sau để đo lường hết khả năng của đệ tử Vở diễn ra mắt khá tốt, Mai Lan bật sáng, mở ra con đường mới cho mình. Đây là vai diễn chính thức đầu tiên mà cô không phải đóng đúp, hay thế vai cho người khác. Đoàn Hữu Tâm về hát vở mới tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân), nhà thơ - nhà báo Kiên Giang Hà Huy Hà chú ý cô đào trẻ hát đào độc rất có nét, ông viết bài giới thiệu lên mặt báo, lăng-xê mầm non, đó là bài báo đầu tiên, một kỷ niệm nhớ mãi với nghệ sĩ Mai Lan.
    NHƯ CÁ GẶP NƯỚC
    Biết mình có nhan sắc, giọng ca kha khá, nên chị hy vọng mình sẽ trở thành cô đào thương và đã từng thử hát vai chánh. Nhưng, sự đời đôi khi vượt ra ngoài ý muốn. Cô không thành đào chánh lại nổi danh hát đào độc. Trên SKCL kép độc nổi danh khá nhiều, còn đào độc nổi danh rất hiếm. Sự xuất hiện của Mai Lan như bông hoa lạ điểm tô thêm cho vườn hoa nghệ thuật cải lương thêm phong phú sắc màu. Tài năng của Mai Lan lọt vào tầm nhìn của bà bầu Thơ, vậy là Mai Lan được mời về đoàn Thanh Minh - Thanh Nga (khoảng năm 1959-1960 ), chưa đầy hai năm rời chùa cô bé Lan đã trở thành cô đào trẻ triển vọng. Cộng tác với TM-TN được một thời gian, Mai Lan trở về cộng tác với đoàn Hữu Tâm, nơi nặng tình, nặng nghĩa. Đoàn Út Bạch Lan - Thành Được thành lập, họ đã chấm Mai Lan vào vai độc chánh. Vì quen biết Thành Được từ đoàn Thúy Nga, thích giọng ca của Út Bạch Lan từ thời đoàn TM-TN, nên Mai Lan mừng lắm khi có cơ hội hát với thần tượng. Khi đoàn Hoa Mùa Xuân (sau này đổi thành Dạ Lý Hương) thành lập, Mai Lan được mời về hát với Tấn Tài, Bạch Tuyết, vai diễn Kim Hoa bà bà là vai diễn hay của chị trong vở Cô gái Đồ Long của Hà Triều – Hoa Phượng. Những vai diễn phán nhiều là tuồng cổ trang, kiếm hiệp, một bước ngoặt rất quan trọng, tạo bậc thang mới cho Mai Lan bước lên đỉnh nghệ thuật hát độc lẳng, đoàn Dạ Lý Hương chuyển sang hát cải lương tâm lý xã hội với cặp (sóng thần'' Hùng Cường - Bạch Tuyết, và lực lượng nghệ sĩ vô cùng hùng hậu như Ba Vân, Thanh Việt, Văn Chung, Tư Rọm, Kim Ngọc, Hồng Nga, Dũng Thanh Lâm, Phương Ánh…Như cá gặp nước, Mai Lan rất
    hợp với những vai thiếu phụ sang giàu đa tình, lẳng lơ, nên một loạt vở cải lương ăn khách như Gái nhảy, Thảm kịch tuổi xanh, Lệnh của bà, Tiền rừng bạc biển ra đời, thì Mai Lan cũng bật sáng bên cạnh Ba Vân, Tư Rọm, Văn Chung, đặc biệt là với Hùng Cường, Mai Lan có vai bà Lệ Hải, một bà lớn giàu sang si mê chàng trai trẻ, lớp diễn dê chàng trai (do Hùng Cường đóng) là lớp diễn ấn tượng cho đến ngày nay còn để lại dư âm trong lòng đồng nghiệp, nhất là ở đoàn Dạ Lý Hương. Thời kỳ nầy Mai Lan đã trở thành một cô gái đương độ xuân sắc, với vóc dáng cao ráo, gương mặt đẹp, nhất là đôi mắt sắc sảo, đa tình.
    Ngoài đời, cô là một phụ nữ hiền lành, đoan chính, thì trên sân khấu lại hoàn toàn khác, mưu mẹo, hiểm độc, nhất là rất đa tình, lả lơi. Ekip Bạch Tuyết, Hồng Nga, Kim Ngọc và Mai Lan, là bộ tứ nữ với nhiều tính cách nghệ thuật khác nhau, bổ sung cho nhau, phối hợp với Hùng Cường, Ba Vân, Kim Quang,Tư Rọm, Thanh Việt, Văn Chung thành một lực lượng siêu hạng, mẫu mực, hiện đại mà SK cải lương có được, chính họ đã đưa bảng hiệu Dạ Lý Hương trở thành đại ban số một đương thời. Biết bao giờ SK cải lương có được những nghệ sĩ tài năng xuất chúng như thế?
    Để tồn tại và rực rỡ trong một tập thể siêu sao như vậy điều đó đã khẳng định tài năng của Mai Lan, nghề đã chọn chị và chị đã không phụ nghề. Đào tạo đào kép chánh không khó, họ có thể diễn không giỏi, ca hay, có sắc là có thề đảm đương, nhưng để có một dàn bao ngôi sao, người đó phải thực tài, chấp nhận nhiều hy sinh mất mát, dù tay nghề cao nhưng vị trí trong đoàn thường khiêm tốn, lương không cao bằng nghệ sĩ chánh, dù ai cũng biết chính họ mới là bệ phóng để đưa đào kép chánh lên cao. Tâm lý thường gặp ở các nghệ sĩ trẻ là ít ai chọn đúng sở trường, mà thường họ có tham vọng nhiều hơn khá năng thực tế. Mai Lan đã biết vượt qua cái ngưỡng của sự ưa thích riêng mình, để chọn sở trường để phát huy đến tận cùng khả năng. Giữa lúc tài năng đang phát triển rực rỡ, Mai Lan lập gia đình năm 1968 và giã từ sân khấu,..

Source: zing

Tên Bài Báo về Mai LanNgày Đăng
 Nghệ Sĩ Ngôi Sao Đổ Về ‘Nghệ Sĩ Tri Âm Lần 2’ 24 Tháng 01, 2016
 Cuộc Đời Thăng Trầm Của 'Đệ Nhất Đào Lẳng' Mai Lan 15 Tháng 12, 2015
 Nghệ Sĩ Mai Lan Hạnh Phúc Tái Ngộ Đồng Nghiệp 10 Tháng 07, 2015
 Nghệ Sĩ Mai Lan Một Đời Vào Vai Ác 09 Tháng 05, 2002
Mai Lan Cải Lương
» Lan Và Điệp
» Chuyện Tình Lan và Điệp
» Tam Tạng Thỉnh Kinh
» Tư Ếch Đi Săn Cọp
» Chuyện Tình Lan Và Điệp
» Người Cha Tội Lỗi
» Đời Cô Lẻ
» Tư Ếch Đi Du Lịch
Mai Lan Tân Cổ
» Chim Vịt Kêu Chiều