Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Bích Hạnh


    Tên thật là Vũ Thị Hạnh. Cô là con gái của ông Vũ Đình Vịnh và bà Nguyễn Thị Mai. Ông Vịnh làm nghề đánh trống tân nhạc của Đoàn Kim Chung, sau này ông làm quản ly của Công Ty Kim Chung. Thân mẫu cô qua đời năm 1993. Bích Hạnh sinh năm 1953 tại Hải Phòng. 1 năm sau đó cô được cha, mẹ mang theo Đoàn Kim Chung đi vào Nam.
    
    Cô có 5 chị, em, 3 gái, 2 trai. Người chị cả là NS Kiều My nổi danh ở sân khấu cải lương trước đây, là vợ của danh ca Minh Cảnh. Kiều My qua đời năm 1986 để lại 5 cháu, Bích Hạnh đã thay chị bảo bọc nuôi dưỡng đền nay đã trưởng thành đều đi làm việc trong đó có 2 cháu Kiều Nhi (gái) Cảnh Sơn (trai) hành nghề ca nhạc ở các đại nhạc hội (Duy Ngọc) 2 em trai của Bích Hạnh là Vũ Đình Nam và Vũ Quốc Định đều là nhân viên sở vật tư TP và 1 em gái út là Vũ Thị Bích Liên, tức NS Bích Liên từng hát ở đoàn Cao Văn Lầu (Minh Hải) trước đây. Bích Hạnh đã thành duyên với anh Lê Văn Điệp, công nhân viên, có 1 cháu trai là Lê Huy.
    
    Bích Hạnh được hát vai đào con trên sân khấu Kim Chung tại rạp Aristo rất nhiều tuồng như: Tình Chàng Ý Thiếp, Phật Thích Ca Đắc Đạo, Phạm Công Cúc Hoa, Sấm Sét, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, Chỉ Một Đêm Chăn Gối, Phù Kiều Trường Hận..v..v Bích Hạnh được bầu Long trả lương cho mỗi xuất hát là 20 đồng. Tuy nhiên số tiền này không đáng kể so với số tiền mà hàng đêm khán giả ném quạt thưởng tiền cho cô bé Bích Hạnh ở sân khấu, khi thì 200, 300 đồng, khi thì lên 500.
    
    Đến năm 1967, Bích Hạnh 14 tuổi, lở cở đào trên sân khấu nên cô nghỉ hát ở nhà học văn hóa 2 năm, cuối năm 1968 cô trở lại hát trên sân khấu Kim Chung 8 với Tấn Tài, Minh Phụng, Út Trà Ôn, hề Văn Hường, Kim Chung, Ngọc Bích, Như Ngọc, Trang Kim Sa.....Cô đã hát qua các vai như: Tô Ánh Tuyết (Mạnh Lệ Quân), Ngọc Mai (Mắt Em Là Bể Oan Cừu), Tiểu Thơ (Chuyến Đò Thương), Tố Tâm (Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài). Trong thời gian đi đoàn này, NS Bích Hạnh có dịp theo đoàn đi lưu diễn ở quốc ngoại như Lào, Thái Lan và Pháp.
    
    Năm 1969, Bích Hạnh sang hát cho đoàn Kim Chung 2 với các diễn viên: Mỹ Châu, Phương Bình, Quốc Trầm, Phương Dung, Tô Kiều Lan, Ngọc Ẩn, Minh Sang, hề Chơn Tâm...Cô diễn các vai: Diệp Thúy Oanh (Tâm Sự Lòai Chim Biển), Hà Dung (Kiếm Sĩ Dơi), Hạnh (Tình Thiên Thu), Diễm Huyền (Nữ Hiệp Ăn Mày) và những vở: Cuốn Theo Chiều Gió, 18 Năm Trường Hận, Nhất Kiếm Bá Vương.. 1 năm sau , khi Công Ty Kim Chung tổ chức nhân sự lại ở các Đoàn, Bích Hạnh được điều về Kim Chung 5 bấy giờ có các diển viên: Minh Phụng, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Kiều Tiên, Thanh Điền, Chí Tâm, Thanh Tuấn, An Danh....Bích Hạnh hát ở sân khấu này cho đền 1975 qua rất nhiều vở như: Hắc Sa Thôn Huyết Hận, Tây Thi, Chiêu Quân Cống Hồ, Phàn Lê Huê, Xin 1 Lần Yêu Nhau, Mùa Xuân Ngủ Trong Đêm, Giai Nhân Bên Suối Bạc, Kẻ Bên Trời, Người Về Đêm Bão Tuyết, Mùa Thu Trên Bạch Mã Sơn....v..v
    
    Khoảng giữa 1975, Bích Hạnh theo hát ở Minh Cảnh kịch đoàn (Bình Dương) bấy giờ qui tụ những nghệ sĩ nổi danh ở sân khấu như: Minh Cảnh, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bích Hạnh, Chí Tâm, Vương Minh Lâm, Đức Lợi, Kim Phương, Trương Mộng Ngọc, Minh Cảnh Em...v.v..Tuy hát ở Đoàn này có mấy tháng nhưng Bích Hạnh đã diễn qua nhiều vở quen biết của SK Kim Chung trước đây như: Manh Áo Quê Nghèo, Tâm Sự Lòai Chim Biển, Kiếm Sĩ Dơi, Lời Thơ Trên Tuyết, Bóng Ma Trong Cổ Miếu, Máu Nhuộm Sân Chùa, Mùa Xuân Ngủ Trong Đêm..
    
    Cuối 1975, Bích Hạnh về hát trên sân khấu Hương Mùa Thu cùng với các NS như: Ngọc Hương, Kiều Tiên, Yền Nhung, Kiều Lệ Thanh(tức NS Bình Trang) Ngọc Lan, Minh Phụng, Hoài Thanh, Phương Thanh, Hiếu Liêm, Thanh Liêm, hề Tẩu Tẩu, Minh Dịch...v..v... Cô hát ở đây 2 năm qua các vở: Gánh Cỏ Sông Hàn, Con Cò Trắng, Người Đẹp Chúc Sơn, Lửa Phi Trường, Điệp Khúc Hương Cau.
    
    Sau đó Bích Hạnh nghỉ hát 2 năm, đến năm 1979 cô bắt đầu đi hát lại theo các đoàn đi lưu diễn, khi thì hát chầu, khi thì hát có hợp đồng suốt thời gian dài. Trong thời gian 2 năm cô đã hát qua các SK như: Hương Dạ Lý (Bầu Liêm) Long Giang (Thành Tài) Dạ Lý Hương (Tỉnh Sông Bé) Lúa Vàng (Đồng Tháp).
    Đầu 1981, đoàn Cao Văn Lầu mời Bích Hạnh về cộng tác hát với các thành phần DV như: Như Loan, Hương Chung Thủy, Bích Liên, Yến Hương, Thanh Tâm, Chiêu Bình, Tuấn Hải, Phương Hùng, Giang Tuấn, Trọng Linh, hề Ốc, hề Xia.. Bích Hạnh đã nổi danh khắp nơi qua những vở: Rừng Thần, Sơn Tinh Thủy Tinh, Vầng Trăng Đêm Ly Biệt, Tình Sử Thiên Va Na, Tô Ánh Nguyệt v..v...
    
    Năm 1983, cô về cộng tác Đoàn Hậu Giang 2, cô lại củng cố thêm danh tiếng qua các vai chánh trong những vở: Ngọc Ẩn Rừng Thiêng, Quận Chúa Quỳnh Giao, Tấm Cám, Trong Cơn Giông Bão, Quận Chúa A Na, Sân Chùa Đẫm Máu, Đứa Con Mang Họ Mẹ....
    
    Rời Đoàn miền tây, Bích Hạnh về hát ở đoàn cải lương Cao Nguyên từ năm 1985, lúc ấy Đoàn có các NS: Tuấn Kiệt (tức Châu Thanh) Tuấn Anh, Vương Long, Lưu Kình, Ngọc Huyền, Ngọc Mỹ, Lệ Thu, Mai Hoa.. Cô hát ở sân khấu này trong 1 năm qua các vở: Bạch Viên Tôn Các, Xuân Về Trên Đỉnh Mã Phi, Mái Tóc Người Vợ Trẻ, 17 Năm Trường Hận, Suối Trắng Rừng Thiêng..v..v..
    
    Từ 1986-1990, qua 4 năm NS Bích Hạnh đã diễn qua những đoàn hát như: DCL Cao Su, Đoàn Nhân Dân Kiên Giang (Trọng Hữu) đoàn Hoa Phượng, Châu Long, Tân Thủ Đô....
    1990 Bích Hạnh được mời về cộng tác với Đoàn Sài Gòn 2 để thay thế NS Mỹ Châu đã rời Đoàn, Bích Hạnh hát qua những vở: Ngữ Nương Tướng Sóai, Nếu Em Là Hòang Đế, Nắng Ấm Ngọai Ô, Bạc Trắng Tim Hồng, năm 1990 là năm diển ra hội diễn sân khấu chuyên nghiệp tòan quốc. NS Bích Hạnh đã tham gia hội diễn này qua vai Trần Ngữ Nương trong vở Ngữ Nương Tường Sóai, và đoạt HCV hội diễn. Đoàn Sài Gòn 2 suốt 2 năm sau đó với Bích Hạnh và những anh chị em DV khác trở nên 1 Đoàn cải lương vững mạnh trên đường lưu diễn, nhất là ở các tỉnh miền Trung, đến 1992 vì lý do quản lý không tốt của ban phụ trách đoàn mà Sài Gòn 2 giải thể trong sự luyến tiếc của người trong giới lẫn khán giả yêu mến đoàn hát suốt 17 năm dài.
    Từ ấy NS Bích Hạnh chỉ còn cộng tác với đoàn Sài Gòn 1 trong thời gian 1 tháng, năm 1993 rồi cô ở nhà luôn từ ấy đến nay. Chỉ thỉnh thoảng cô đi hát chầu cho các đại nhạc hội, thời gian còn lại thu băng video cải lương cô có mặt trong khá nhiều băng video như các vở: Lời Thề Trên Tuyết, Đại Phát Tài, Nắng Thu Về Ngõ Trúc, Tôi Không Làm Hòang Hậu, Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà, Khúc Hát Đoạn Tình... về băng tuồng và băng vọng cổ đã thu trên dưới khoảng 50 băng. Đó là chưa nói cô ca vọng cổ trên đài phát thanh tiếng nói Vietnam 2 và tiếng nói TP. Sài Gòn khoảng 70 bài và có rất nhiều bài được thính giả yêu cầu đài phát sóng lại.
    

Source: bansacphuongnam

Tên Bài Báo về Bích HạnhNgày Đăng
 NSƯT Bích Hạnh: Bệnh Tật Chỉ Là Một Trạng Thái Tinh Thần 02 Tháng 04, 2018
Bích Hạnh Cải Lương
» Tư Ếch Ham Vui
» Lá Sầu Riêng
» Tôi Không Làm Hoàng Hậu
» Bao Công Tra Án Quách Hòe
» Tôi Không Làm Hoàng Hậu
» Tây Thi
» Tây Thi
Bích Hạnh Tân Cổ
» Tựa Cánh Bèo Trôi
» Bông Súng Trắng
» Lưu Bút Ngày Xanh
» Ly Rượu Mừng
» Duyên số
» Bao Giờ Em Quên
» Bao Giờ Em Quên
» Đưa Em Về Quê Hương
» Hương Tràm
» 100 Bến Nước
» Bao Giờ Em Quên
» 100 Bến Nước
» Hàn Mặc Tử
» Áo Đẹp Nàng Dâu
» Bao Giờ Em Quên
» Ly Rượu Mừng
» Tựa Cánh Bèo Trôi
» Lưu Bút Ngày Xanh
» Kỷ Niệm Thời Con Gái