Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Ngọc Hương


    Trên sân khấu Kiến Lương ngày xưa, khán giả mộ điệu cải lương không quên một cô đào nhí đã từng đóng các vai đào nhỏ như Ân Hồng, Ân Giao trong vở Trụ Vương Đắc Kỷ. Đó là NSƯT Ngọc Hương .
    Chị sinh năm 1942 trong một gia đình theo nghề hát Bội tại Bến tre. Ông bà nội của chị là thành viên của gánh hát bội Kiến Lương ban. Còn thân sinh là ông Nguyễn Văn Hay (tức NS Hai Nhỏ), thời đó vừa làm kép chính, vừa đảm nhận công việc của thầy biên tuồng. Vì vậy chị đã được lên sân khấu từ năm 10 tuổi, cũng như anh chị em của chị đều được học ca, học đờn và vũ đạo ngay trong đoàn hát do ông bà nội truyền dạy.
    Tuy nhiên ba chị không muốn con gái theo nghề hát bội, vì thời đó bộ môn này đang lâm vào cảnh bấp bênh. Cả năm trời đoàn hát chỉ sống được mấy mùa cúng chùa, cúng đình. Gia đình nghề hát càng thêm khó khăn, sau mấy mùa chầu gạo chỉ được đông bằng lít, cả gia đình lại không có nhà phải sống dưới hầm rạp Xuân Cảnh (Bến Tre). Chính vì quá nghèo nên thân sinh của chị đã quyết định hướng dẫn các con học nghề cải lương. Bốn anh chị em hồi đó gồm: Kim Giác, Hoàng On, Ngọc Hương, Ngọc Lan đã được theo học ca vọng cổ, bài bản và múa. Sau khi ca rành ba Nam, sáu Bắc, Ngọc Hương được người anh rể là NS Văn Thường giới thiệu với bầu Nam Phi cho chị được ca salon trước khi mở màn biểu diễn. NS Kim Giác đã kể về em gái của mình: “Nhờ làn hơi mượt và thông minh, cô bé Ngọc Hương hồi đó đã được bầu Răng (đoàn Thanh Hương) mời về các vai đào nhí. Ban đầu là đóng vai vở Phạm Công – Cúc Hoa và Aladin và cây đèn thần. Hương ca mùi lắm, được khán giả hoan nghênh. Sau giải phóng, em tôi là trụ cột của gánh Hương Mùa Thu. Năm 1993, em tôi được nhà nước phong danh hiệu NSƯT. Em đã sống chung thuỷ và là điểm tựa tài năng cho soạn giả Thu An, giúp cho tác giả này đem lại cho đời nhiều tác phẩm nghệ thuật”
    Ngọc Hương cho biết thêm: “Bốn năm ở đoàn Nam Phong tôi được rèn luyện nghề nghiệp với thầy tuồng nổi tiếng nghiêm khắc, đó là ông Giáo Út. Trên SK này tôi đã hát qua nhiều vai : Hoàng tử Ngọc Giao (Hoàng cung trong sống gió), Bạch Phi Vân (tìm con trong đảng cướp), Tiết Quỳ (Tiết Giao đoạt ngọc), Đắc Kỷ (Khoét mắt khương Hoàng Hậu)...tôi không bao giờ quên duyên mai được hãng dĩa Hoành Sơn chú ý, sau đó ông bầu Ba Bản mời về thành lập đoàn Thủ Đô. Bây giờ ngẫm nghĩ tôi nghiệm thấy cuộc đời đã cho tôi nhiều cơ hội sáng tạo”.
    NS Ngọc Hương đã thành danh khi tuổi đời còn rất trẻ. Có thể khẳng định giai đoạn đó nhờ chủ trương của gánh Thủ Đô là trẻ hoá lực lượng, chị được hát cặp với NSND Út Trà Ôn, thời đó khi nhìn thấy Ngọc Hương, NS Út TRÀ Ôn đã từ chối, ông chê chị là con nít làm sao đóng cặp với ông. Chị rất sợ và khóc ròng khi biết mình bị từ chối. Nhờ sự động viên của NS Hoàng Giang và Ba Vân, cuối cùng ông Út Trà Ôn đã đồng ý. Báo chí thời đó đã khen ngợi sự cố gắng của NS Ngọc Hương và tôn vinh sự dìu dắt của Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn đối với thế hệ trẻ...Hôm tiển đưa linh cửu của người Thầy, người bạn diễn đầu tiên của nghề hát, NSƯT Ngọc Hương đã khóc trong nước mắt. “ Chú Mười ra đi đã để lại cho đời một gia tài tinh thần lớn, đó là sự biến hoá vạn năng của bạn vọng cổ. Từ cách hát chẻ nhịp đến sự luyến láy mang tính chân phương , chú đã tạo khuôn mẫu để chúng tôi noi the. Với tôi chú Mười là một người thầy đầy nhân nghĩa, cho tôi niềm tin vào nghề nghiệp”.
    Năm 1962, NS Út Bạch Lan rời đoàn Kim Chưởng. Chị được mời về đóng vai chánh trong các vở như: Nửa bản tinh ca, thuyền ra cửa biển, Người đẹp Bắc Kinh, Cô gái Sông Đà, Hai chiều ly biệt, Lá huyết thư...đến cuối năm thì đoạt HCV giải Thanh Tâm (vai Châu Bích Lệ trong Ảo ánh Châu Bích Lệ) cùng với Ánh Hồng. Đến năm 1963 chị đoạt luôn giải danh dự của BTC giải Thanh Tâm trao tặng. Khi soạn giả Thu Ân lập gánh Hương Mùa Thu, quy tụ nhiều thế hệ NS tài danh, Ngọc Hương đã chính thức gắn bó với người soạn giả nổi tiếng này. Chị đã trở thành cô đào chính của Hương Mùa Thu. Giúp chồng quán xuyến đoàn hát trong thời gia ông tham gia cách mạng. Sau giải phóng đoàn Hương Mùa Thu đã dàn dựng nhiều vở đạt chất lượng cao như: Gánh cỏ Sông Hàn, Con cò trắng, Tiếng súng một giờ khuya, Lửa phi trường , Bão lửa, Điệp khúc hương cao...”.
    Hiện nay NSƯT Ngọc Hương vẫn thường xuyên tham gia chương trình VTCN của HTV, chị cũng vừa có mặt trong vở “Người xuất hiện cuối cùng” và “Dưới tượng thần Cleopatre”....Khán giả vẫn còn mê giọng ca mượt mà mang nhiều tâm trạng của chị cũng như nét diễn chân thật của một NS có 45 năm theo nghề.

Source: maxreading

Tên Bài Báo về Ngọc HươngNgày Đăng
 Gia Đình, Đồng Nghiệp Tiễn Biệt Nghệ Sĩ Cải Lương Ngọc Hương 04 Tháng 12, 2017
 NSƯT Ngọc Hương Nguy Kịch, Đang Cần Giúp Đỡ 04 Tháng 12, 2017
 Cố Nghệ Sĩ Cải Lương Ngọc Hương Dặn Con Đừng Khóc Khi Bà Mất 02 Tháng 12, 2017
 Cố Nghệ Sĩ Cải Lương Ngọc Hương Dặn Con Đừng Khóc Khi Bà Mất 02 Tháng 12, 2017
 Nghệ Sĩ Cải Lương Ngọc Hương Qua Đời Vì Ung Thư Gan 30 Tháng 11, 2017
 Nghệ Sĩ Ngôi Sao Đổ Về ‘Nghệ Sĩ Tri Âm Lần 2’ 24 Tháng 01, 2016
 Nghệ Sĩ Về Chiều: Sống Trong Nỗi Buồn Trống Trải 08 Tháng 09, 2015
 Tuổi Già Bệnh Tật Của Bà Bầu Gánh Hát Hương Mùa Thu 30 Tháng 07, 2015
 Lớn Lên Bên Cánh Gà Sân Khấu 29 Tháng 07, 2015
 Đồng Nghiệp Mừng Thọ NSƯT Ngọc Hương 17 Tháng 04, 2014
 Út Bạch Lan, Ngọc Hương Hát Cải Lương Phòng Trà 02 Tháng 03, 2012
Ngọc Hương Cải Lương
» Gánh Cỏ Sông Hàn
» Khách Sạn Hào Hoa
» Tướng Cướp Ngư Long
» Bà Chúa Ăn Mày
» Ảo Ảnh Châu Bích Lệ
» Gái Rừng Ma
» Người Giàu Cũng Khổ
» Bà Chúa Ăn Mày
» Cô Gái sông Đà
» Tiếng Trống Sang Canh
» Khói Sóng Tiêu Tương
» Nắng Chiều Trên Sông Dịch
» Đêm Kinh Hoàng
» Sài Gòn Thác Bạc
» Cô Tư Sạng Cô Tư Bé
» Hán Đế Biệt Chiêu Quân
» Thanh Gươm Ngũ Đế
» Đêm Kinh Hoàng
» Oan Tình Nơi Am Tự
» Tiên Thiên Nga
» Gươm Ngũ Đế
» Tiếng Trống Sang Canh
» Tiếng Còi Sa Mạc
» Tình Nồng Cho Em
» Chiếc Áo Ân Tình
» Thanh Gươm Ngũ Bá