Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Võ Ðông Ðiền


    Anh sinh năm 1952 tại Thủ Dầu Một. Nhà anh ở giữa một vùng có nhiều vườn cây ăn trái xanh mát và hiền hoà, nhưng vắng vẻ và khá xa chợ Thủ. Gần đó là sông Sài Gòn, trên bờ có ngôi đình Bà Lụa rất xưa và nổi tiếng vì có đường nét kiến trúc độc đáo, phong cảnh đẹp và nên thơ.
    Thưở nhỏ anh học trường sơ cấp Bà Lụa, đến lớp nhì mới học Tiểu học tại Phú Cường. Đậu vào trung học Trịnh Hoài Đức niên khoá 1964-1965, khoá 10. Ra trường năm 1971, học Sư Phạm Sài Gòn. Đến 1973 về dạy tại một ngôi trường nhỏ thuộc quận Lái Thiêu, vừa dạy vừa ghi danh học Đại Học Văn Khoa. Sau, chuyển lên dạy cấp II, III Châu Thành…
    Sau 75, vẫn tiếp tục nghề dạy học. Có lúc là Hiệu Trưởng trường cấp I, II Khánh Bình, Tân Uyên. Tốt nghiệp khoá I lớp Đại học Sư Phạm khoa văn tổ chức tại Bình Dương năm 1983. Về dạy tại trường Trung học Sư Phạm Sông Bé, sau đổi tên lại là Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương. Tại đây anh chuyên giảng dạy môn nhạc cho đến 2003 thì về đảm nhận chức vụ Phó Chủ Tịch rồi sau lên Chủ Tịch Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Bình Dương cho đến nay.
    Thời trung học anh học nhạc với Thầy Nguyễn Bé Tám, khi lên Đại Học lại được học với một vị Thầy nữa là Nguyễn Ngọc Quang tốt nghiệp từ bên Pháp về. Có đam mê và năng khiếu về âm nhạc, nên ngoài hai vị Thầy vừa kể anh say mê đọc nhiều sách báo để trao giồi kiến thức và khả năng sáng tác của mình. Anh viết nhạc rất sớm, nhưng chỉ chính thức phổ biến từ sau 75. Lúc đó nhạc của anh thường đựơc các ca sĩ địa phương trình bày trên Đài Phát Thanh Sông Bé hoặc trong các chương trình văn nghệ quần chúng. Năm 1993, anh sáng tác nhạc phẩm “Tiếng hát chim đa đa”, trong những lúc gặp mặt bạn bè vui vẻ, anh tự trình bày nhạc phẩm của mình, có nhiều người đã đánh giá đây là một ca khúc hay. Thế nhưng phải mấy năm sau, đến 1999, khi ca sĩ Quang Linh trình bày trong một dĩa nhạc do trung tâm băng đĩa nhạc Bông Sen-Sài Gòn Video phát hành thì bài hát này bắt đầu nổi tiếng và vang danh rộng rãi cả trong và ngoài nứơc. Nhạc phẩm đọat giải ca khúc đựơc nhiều người ưa thích nhất của chương trình Làn Sóng Xanh trong nhiều tháng liền. Và cái tên Võ Đông Điền từ đây đã vang xa ra khỏi phạm vi tỉnh nhà. Cho đến nay, có thể nói Giáp Văn Thạch, với bài “Quê Hương”, và anh, với bài “Tiếng hát chim đa đa” là hai nhạc sĩ thành công nhất và tiêu biểu nhất trên lãnh vực âm nhạc của tỉnh Bình Dương.
    Chính sự thành công đó đã khích lệ anh viết tiếp phần hai của “Tiếng hát chim đa đa”, đó là nhạc phẩm “Xin đừng trách đa đa”, năm 2000. Lần này hãng phim Bến Thành Audio-Video nhanh chóng vào cụôc, họ đưa ngay nhạc phẩm này vào dĩa video. Ở hải ngoại, những ca sĩ tiếng tăm cũng tranh nhau đưa nó lên các sân khấu hoành tráng, lộng lẫy với phần hoà âm phối khí hiện đại.
    Từ đây, anh có nhiều ca khúc được sử dụng làm nhạc phẩm trong phim, như : “Ký ức một miền quê”, trong phim “Giai Điệu Quê Hương” của đạo diễn Hồ Nhân; “Xuân trên đồi bằng lăng” trong phim “Bằng lăng tím”, đạo diễn Xuân Cường; “Bóng mát cụôc đời”, phim “Có một người như thế trên đất Bình Dương”, đạo diễn Hồ Nhân…
    Đến nay anh đã có gần 100 nhạc phẩm đựơc xuất bản, tuy nhiên nhắc đến Võ Đông Điền người ta nhớ đến “Tiếng hát chim đa đa” trước tiên. Nhạc phẩm có cảm hứng từ hình ảnh một cô thôn nữ láng giềng thưở tâm hồn anh còn lắm mộng mơ mà nhút nhát. Đời anh sinh ra, sống, yêu đương và sáng tác đều từ giữa những vườn măng cụt, sầu riêng thơm lừng, chim chóc líu lo sớm chiều, nên nhạc phẩm của anh, nói chung, đều mang âm hưởng của dân ca và man mác những tình tự của quê nghèo, hiền lành, giản dị mà lắng đọng bao nhiêu tình ý khó quên. Chỉ cần đọc lại mỗi tựa đề của những nhạc phẩm đã sáng tác, cũng đủ thấy rằng tâm hồn của anh đã dành hết cho đất và người Bình Dương quê hương của anh.

Source: trinhhoaiduc

Võ Ðông Ðiền Lời Nhạc
» Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân Ca
» Xin Đừng Trách Đa Đa
» Màu Hoa Bí
» Bến Mơ
» Luyến Lưu Thời Thơ Ấu
» Cánh Diều Quê Hương
» Bất Chợt Ta Nhìn Nhau
» Hoa Tím Bằng Lăng
» Tiếng Hát Chim Đa Đa
» Em Tôi
» Nhớ Quê
» Những Cánh Diều Quê Hương
» Đừng Trách Đa Đa
» Người Đẹp Bình Dương