Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Nguyễn Thiện Doãn



     Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Doãn sinh trưởng tại Ðà Nẵng. Anh rời Việt Nam đến Hồng-Kông năm 1980, định cư tại Mỹ năm 1981. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có tâm hồn văn nghệ, Thiện Doãn thích thơ văn từ lúc còn rất bé, nhưng mãi đến năm 1989, anh mới bắt đầu sáng tác bài thơ đầu tay “ Nhớ Bạn” để tưởng nhớ người bạn qua đời vì tai nạn xe, sau đó giới thiệu những bài thơ khác của anh lên một vài liên mạng. Về âm nhạc, anh được bố dạy nhạc từ lúc còn nhỏ. Nhạc phẩm đầu tay “Mộng Tình Vút Bay” của anh viết về sự mất mát trong tình yêu được sáng tác vào thời gian này.
     Sau khi qua Mỹ một thời gian, Thiện Doãn đã cùng một số anh em sinh hoạt văn nghệ với ban nhạc Viễn Xứ, thường trình diễn trong những dịp cưới hỏi, hội chợ Tết, hay trong những chương trình quyên góp cho những cơ quan từ thiện. Năm 1996, Thiện Doãn gia nhập nhóm Câu Lạc Bộ Âm Nhạc tại San Jose (một tổ chức vô vụ lợi và phi chính trị), mà nhạc sĩ Trần Quảng Nam là một trong những sáng lập viên. Một trong những mục đích của Câu Lạc Bộ là cung cấp diễn đàn cho những sinh hoạt bảo tồn, phát triển, trao đổi dòng nhạc Việt Nam, kể cả cổ nhạc và tân nhạc. Câu Lạc Bộ đã tổ chức những buổi sinh hoạt quần chúng, những buổi trình diễn bảo trợ, các chương trình đặc biệt để giới thiệu nhạc Việt đến với những cộng đồng bạn. Hiện Thiện Doãn là Tổng Thư Ký của Câu Lạc Bộ Âm Nhạc. Anh cũng sinh hoạt trên các liên mạng như trinhnu.net, nhóm Nhạc Việt, xuquang.com, vannghe.net, MKH (Em Ca Hát), và quán xuyến website suoinguontamtu.com của riêng anh. Thiện Doãn vừa thực hiện xong hai đĩa CD đầu tay mang tên Một Khi Tình Yêu Vỗ Sóng và Tơ Giăng Giữa Ðời.
     Thiện Doãn đã ghi nhận nhiều kỷ niệm thân thương trong quá trình sinh hoạt văn nghệ của anh. Lúc sáu tuổi, Thiện Doãn được thân phụ dạy nhạc, anh tự nhìn nhạc bản để trình tấu bằng đàn mandolin bài "Người Lính Chung Tình" của nhạc sĩ Khánh Băng. Lên trung học, có lần anh được nhà trường gởi đi trình diễn chung với các bạn tại phòng thâu Đài truyền hình Ðà Nẵng. Chương trình hòa nhạc nầy do thầy Phi thuộc trường trung học Thái Phiên phụ trách. Khi đến Hoa Kỳ, anh chơi đệm đàn solo guitar cho ban nhạc Viễn Xứ. Ban nhạc này gồm một số bạn trẻ sinh hoạt chung với nhau. Ngoài ra, trong những lần sinh hoạt văn nghệ do Câu Lạc Bộ Âm Nhạc tổ chức, anh đã có dịp trình diễn trên sân khấu bằng chính tiếng đàn guitar và giọng hát của anh. Sau khi trình diễn, một số anh chị mến mộ dòng nhạc và tiếng đàn của Doãn đã có lời ngợi khen anh. Ðây chính là những động viên lớn lao từ giới thưởng ngoạn, đã khiến anh không ngần ngại khi đem giọng hát để chuyên chở cái "có - được" của mình đến với giới thưởng ngoạn bằng một sự trân trọng từ tâm hồn. Thời gian gần đây, các anh chị trên các liên mạng đã nồng nhiệt đón nhận dòng nhạc của anh, khuyến khích anh trên bước đường sáng tác nhạc và sinh hoạt văn nghệ. Thiện Doãn rất cảm kích trước những tấm chân tình này dành cho anh.
     Âm thanh được sinh ra bởi sự truyền dao động hay truyền năng lượng của những phần tử trong một môi trường. Nếu môi trường là không khí thì những phần tử là những phân tử của không khí. Tuy vậy, không phải âm thanh nào cũng có thể trở thành dòng nhạc, mà chỉ khi những âm thanh này xẩy ra một cách đều đặn, được tổng hợp và sắp xếp theo một trình tự và chịu chi phối bởi vài nguyên tắc nào đó, thì những âm thanh này mới có thể mang nét nhạc tính làm cho ta cảm thấy dễ chịu khi nghe. Âm nhạc vẫn được biết đến như một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Như một bộ môn khoa học, để có thể hiểu thấu đáo âm nhạc, thường cần đến một tiến trình trau dồi học hỏi lâu dài. Như một du khách đi du lịch đến một đất nước hoàn toàn xa lạ … người du khách này có thể cảm nhận được những âm thanh trầm bổng du dương khi nghe người dân bản xứ nói chuyện, nhưng không thể “hiểu” được ngôn ngữ của sắc dân này. Và như bất cứ một bộ môn nghệ thuật, âm nhạc vẫn thường được cảm nhận bằng tâm hồn, vì thế âm nhạc có khi được xem như một loại ngôn ngữ chung của nhân loại. Khi được hỏi ý kiến của Thiện Doãn về câu “Music is the universal language of mankind”, Thiện Doãn cho rằng chúng ta đều sống trong cùng một thế giới nên những "âm" nghe đã quen tai. Khi dùng những âm thanh quen thuộc này tổng hợp lại theo một giai điệu, tiết tấu, tốc độ nhanh chậm, âm sắc … thì những âm thanh này có thể làm cho người nghe cảm nhận được nỗi lòng của người nhạc sĩ. Vì thế, những âm thanh này cũng có thể được xem là một loại ngôn ngữ. Tuy nhiên, "âm" là tiếng, có thể được phát ra theo một tần số nào đó. Yếu tố âm thanh không thôi, theo anh, vẫn chưa đủ sức để thuyết phục, lôi cuốn, hay chuyên chở những nét sáng tạo của người nhạc sĩ, nếu không có lời nhạc đi kèm theo. Như vậy, lời nhạc đóng một vai trò quan trọng không kém trong một bản nhạc. Nếu nhìn từ một góc cạnh nào đó, câu “Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ toàn cầu của nhân loại” chỉ là một cách thức nói cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của âm nhạc đối với con người, dù nói bất cứ ngôn ngữ nào, cũng có thể “cảm nhận” hay “thông cảm” lẫn nhau qua âm nhạc mà không cần phải có kiến thức nhiều về thứ ngôn ngữ này. Vì thế, người nghe nhạc không cần biết nhiều về âm nhạc mà vẫn có thể thưởng thức nhạc được.
     Theo Thiện Doãn, các cuộc nghiên cứu trong thời gian vừa qua đã cho thấy xác xuất thành công khá cao trong việc dùng âm nhạc để chữa bệnh. Âm nhạc đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của anh. Khi bắt đầu sáng tác, anh đã rất kỹ lưỡng bỏ ra nhiều thời gian chải chuốt cho dòng nhạc của mình. Thiện Doãn không có quan niệm "Viết nhạc là trao gởi những tâm tư riêng của lòng mình đến giới thưởng ngoạn", mà ngược lại, viết nhạc chỉ là ghi chép những gì còn đọng lại trong tâm thức anh để hy vọng khơi dậy những "nỗi niềm chung" nơi giới thưởng ngoạn âm nhạc. Cũng chính vì quan niệm nầy nên khi viết nhạc, anh vẫn thường suy tư, trăn trở, và bỏ ra nhiều thời gian cho những dòng nhạc, những ca từ của mình. Sau một thời gian dài viết nhạc, Thiện Doãn cảm thấy mình điềm đạm hơn xưa, chững chạc hơn trong cung cách cư xử với cuộc đời, không dễ bi quan trong cuộc sống, dễ hài hòa trong thực tại, cẩn ngôn, tóc bạc nhiều hơn, và tính tình vị tha hơn xưa.

Source: Thiên Hương

Nguyễn Thiện Doãn Lời Nhạc
» Lá Rơi
» Khỏa Thân Đêm
» Ngày Đó Người Trao Tôi
» Nhánh Sông Phiền Muộn
» Vết Tình Đau
» Ru Em Qua Mùa Đông
»
» Thoáng Buồn
» Niềm Đau Ngày Mai
» Thuở Vào Đời
» Rẽ Buồn Xuống Mênh Mông
» Đà Nẵng Ơi
» Xin Một Lần
» Gởi Sầu Cho Mưa
» Trong Nỗi Nhớ
» Như Đôi Tình Nhân
» Vì Anh Say Mê
» Niềm Riêng Nhớ Mong
» Mai Về Cõi Ta
» Trong Nỗi Cô Đơn
» Trách Sao Mưa Hờ Hững