Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Ca Sĩ
Chat Hát Karaoke Phim Video Nhạc Music Nấu Ăn
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nốt Nhạc (Note Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ » Tiểu Sử Lâm Nhật Tiến


    Khi cùng với Lâm Bảo Tường xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình video Asia với chủ đề “Đêm Sài Gòn 4” vào năm 94, Lâm Nhật Tiến chưa gây được một ấn tượng nào nơi khán thính giả. Qua vài chương trình kế tiếp, tiếng hát trẻ có tên Lâm Nhật Tiến vẫn chưa tạo cho mình được một thế đứng, ngoài phần bắt đầu được những khán giả trẻ để ý đến dáng dấp cao ráo (1 thước 75, khoảng trên dưới 160 lbs) và một bộ mặt điển trai, sáng sủạ Nhưng chỉ hơn hai năm sau, với sự chịu khó luyện tập và học hỏi và nhất là được trung tâm Asia ra sức “uốn nắn” nên tiếng hát của anh đã trở nên khá vững vàng, đặc biệt kể từ khi hai nhạc phẩm “Một Lần Nữa Thôi” và “Em Đã Quên Một Dòng Sông” của Trúc Hồ được gửi đến người nghẹ Đặc biệt nhạc phẩm sau anh cho là đã diễn tả được gần được hoàn toàn theo ý muốn và đã được dùng làm tựa đề cho CD đầu tiên của anh, phát hành vào khoảng giữa tháng 3 năm 97. Và cũng kể từ đó, tên Lâm Nhật Tiến trở nên quen thuộc với người nghe hơn. Thời gian tiếp đó, sau khi khi đã vượt qua được những thử thách ban đầu, người ca sĩ trẻ sinh ngày 03 tháng 09 năm 1971 tại Sài Gòn này đã tìm ra cho mình được một lối đi riêng biệt để cho đến nay đã trở thành một trong những giọng ca quen thuộc nhất, một thứ “thần tượng” mới đối với lớp trẻ sinh ra hoặc trương thành tại hải ngoại. Khi trình bày những nhạc phẩm thời gian sau này, Lâm Nhật Tiến đã nắm được ý của tác giả, hiểu trọn nội dung của nhạc phẩm để trình bày theo ý của người sáng tác. Cũng nhờ vậy, với những CD “Yêu Em Âm Thầm”, “Làm Lại Từ Đầu” và mới đây nhất là “Mãi Yêu Người Thôi” - phát hành vào tháng 5 năm 2001 vừa qua - Lâm Nhật Tiến đã có được một thế đứng vững vàng và trở thành nam ca sĩ hàng đầu của trung tâm Asia.
    Lâm Nhật Tiến rời Việt Nam khi mới 9 tuổi vào năm 90 theo diện ODP cùng với gia đình. Anh sinh trương trong một gia đình gồm 7 người con, nhưng không có ai hoạt động về mặt nghệ thuật và anh cũng không hề được một sự khuyến khích nào nơi song thân, nếu không muốn nói còn bị cấm cản mặc dù bố anh là một người giỏi nhạc và biết sử dụng guitar. Nhưng với lòng đam mê về nghệ thuật, Lâm Nhật Tiến đã cố gắng để theo đuổi con đường mình lựa chọn. Trước khi đó anh từng làm người mẫu cho nhiều “agencies” tại Los Angeles và Orange County và đã tốt nghiệp vào tháng 3 năm 93 về ngành quang tuyến (medical radiology) sau khi học 4 năm tại trường đại học Loma Linda University Medical Center (California) cũng như tốt nghiệp về ngành nhiếp ảnh. Một số hình bìa CD của trung tâm Asia đã được thực hiện bởi Lâm Nhật Tiến, chứng tỏ anh có rất nhiều khả năng về nghệ thuật.
    Lâm Nhật Tiến cho biết không hồi hộp gì lắm khi xuất hiện trước khán giả lần đầu tiên, tuy nhiên trước ống kính camera trong lần thứ nhất thu hình video, anh đã không được bình tĩnh cho lắm khi trình bày nhạc phẩm “Tình Sao Còn Xa” với Lâm Bảo Tường. Bây giờ thì Lâm Nhật Tiến đã trở thành một giọng ca nhà nghề, trên sân khấu cũng như trong studiọ Cho đến nay, theo bước những người đi trước, anh đã đặt chân lên hầu hết những nơi có người Việt cư ngu để gửi đến khán giả – ngoài những nhạc phẩm Việt Nam - những ca khúc lời Anh và ngay cả một số ca khúc lời Pháp hoặc Trung Hoa.
    Giờ đây, sau hơn 7 năm góp tiếng hát của mình vào những sinh hoạt ca nhạc, theo nhận xét của những người mến mộ anh, những nhạc phẩm sau đây được coi là những nhạc phẩm đã đóng góp nhiều cho sự thành công của anh: Một Lần Nữa Thôi, Em Đã Quên Một Dòng Sông, Nơi Ấy Bình Yên, Yêu Em Âm Thầm, Đỉnh Gió Hú, Rằng Anh Xin Hứa Mãi Gần Em, Đừng Nhắc Đến Tình Yêu, Làm Thơ Tình Em Đọc, Làm Lại Từ Đầu, Lời Dối Gian Chân Thành. Cách đây hơn một năm, anh đã có ý định giã từ trung tâm Asia để cộng tác với một trung tâm nhạc Hoa Kỳ ở New York, nhưng cuối cùng anh đã quyết định ở lại với trung tâm đã gầy dựng anh trở thành một thần tượng của giới trẻ.
     • Thích coi cinema, câu cá và du lịch
     • Thể dục : jogging
     • Y phục : Quần áo bằng vải len và “cotton“
     • Mầu sắc: mầu kem, nâu và đen
     • Ăn uống: món ăn Trung Hoa và Ý, đậu hũ chiên chấm tương, nước dừa
     • Ca sĩ ưa thích: Harry Connick Jr và Madonna
    
    
    -------------
    
    Lâm Nhật Tiến (sinh ngày 3/9/1971) là một ca sĩ người Mỹ gốc Việt, đã từng cộng tác chính thức với Trung tâm Asia trong khoảng thời gian từ 1994-2016. Lâm Nhật Tiến được xem là một trong những nam ca sĩ nhạc pop hàng đầu tại Hải ngoại. Anh đã được rất nhiều khán thính giả khắp nơi yêu mến bởi chất giọng trầm ấm và đặc biệt truyền cảm.
    
    Tiểu sử
    
    Lâm Nhật Tiến sinh ngày 3 tháng 9 năm 1971 tại Sài Gòn. Anh là con út trong gia đình gồm 7 anh chị em. Từ thuở nhỏ, Lâm Nhật Tiến đã rất đam mê âm nhạc. Năm 1981, anh cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư [1]. Anh học trung học và tốt nghiệp đại học Loma Linda University Medical Center [2](California) với ngành chụp quang tuyến X-Ray. Trước khi theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp, nhờ sở hữu ngoại hình lý tưởng, Lâm Nhật Tiến đã từng làm người mẫu cho một số công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo (Agency) tại Los Angeles và Orange County (Quận Cam).
    
    
    Sự nghiệp
    
    Lâm Nhật Tiến xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình video Asia với chủ đề Đêm Sài Gòn 4 cùng với Lâm Bảo Tường vào năm 1994. Từ đó đến nay, anh đã cộng tác cũng như tham gia vào rất nhiều chương trình của Trung tâm Asia. Ngoài ra, anh cũng từng tham gia một số chương trình Paris By Night của Trung tâm Thúy Nga. Mặc dù chỉ cộng tác với Thúy Nga trong một khoảng thời gian ngắn nhưng anh đã để lại ấn tượng đậm nét với các màn trình diễn song ca cùng 5 nữ ca sĩ nổi tiếng gồm Khánh Hà, Lưu Bích, Như Quỳnh, Minh Tuyết và Như Loan.
    
    Trong hơn 20 năm ca hát, Lâm Nhật Tiến đã thể hiện thành công nhiều sáng tác của các thế hệ nhạc sĩ Tân nhạc nổi tiếng, tiêu biểu như:
    
    Trúc Hồ với các nhạc phẩm: Một lần nữa thôi, Em đã quên một dòng sông, Yêu em âm thầm, Lời dối gian chân thành, Làm thơ tình em đọc (Thơ: Trịnh Bửu Hoài), Giữa hai mùa mưa nắng, Tình yêu, Mưa tình cuối đông, Về đâu hỡi em, Đỉnh gió hú, Sẽ hơn bao giờ hết, Và hôm nay (Now I know), Đừng nhắc đến tình yêu, Trái tim về đâu, Dẫu có biết trước, Nếu không có em, Làm lại từ đầu, Tình đầu vẫn khó phai (Thơ: Đặng Hiền), Mãi yêu người thôi, Trong cơn mưa (Thơ: Phạm Thị Hoàng Anh), Nếu mai đây, Vết thương đôi lòng, Trọn đời anh sống vì em, Chỉ là phù du thôi, Sài Gòn vẫn mãi trong tôi (Lời: Anh Bằng - Trúc Hồ), Sài Gòn về miền dĩ vãng, Tội nghiệp thân anh, Bên kia bờ đại dương,... Đặc biệt, Em đã quên một dòng sông là ca khúc đã đưa tên tuổi Lâm Nhật Tiến vang danh khắp nơi.
    
    Anh Bằng với Nỗi lòng người đi, Căn gác lưu đày, Nhớ đêm mưa Sài Gòn, Từ độ ánh trăng tan (Thơ: Đặng Hiền), Từ thuở yêu em (Thơ: Phan Thành Tài / Phạm Thành Tài), Dù nắng có mong manh.
    
    Kim Tuấn / Nguyễn Duy An: Biển cạn, Hãy để mưa rơi, Thế giới không tình yêu, Con đường nào đến thiên đường.
    
    Quốc Dũng: Chợt như năm 18, Cõi mộng, Cõi bình yên, Em đã thấy mùa xuân chưa.
    
    Bảo Chấn: Nơi ấy bình yên, Về với anh, Nỗi nhớ dịu êm.
    
    Phạm Duy: Kiếp nào có yêu nhau (Thơ: Hoài Trinh), Đưa em tìm động hoa vàng (Thơ: Phạm Thiên Thư).
    
    Trúc Giang: Quên cả lối về, Hãy quay về bên nhau.
    
    Vũ Thành An: Một lần nào cho tôi gặp lại em, Em đến thăm anh đêm 30 (Thơ: Nguyễn Đình Toàn).
    
    Vũ Tuấn Đức: I could love again, Trăng úa sao mờ.
    
    Văn Cao (Thiên thai), Y Vân (Ngăn cách), Nguyễn Đình Toàn (Chiều trong tù), Lê Minh Bằng (Những đêm chờ sáng), Trương Quý Hải - Bùi Thanh Tuấn (Hà Nội mùa vắng những cơn mưa), Hoàng Quý (Cô láng giềng), Trầm Tử Thiêng (Thư xuân Hải ngoại), Nguyệt Ánh (Mưa Sài Gòn còn buồn không em), Tuấn Hải - Lê Kim Khánh (Nhớ nhau làm gì), Nguyễn Trung Cang (Sưởi ấm mùa đông), Trường Sa (Một mai em đi), Đức Huy (Mùa đông sắp đến), Vũ Quốc Việt (Cơn mơ hoang đường), Trường Huy (Khúc mưa buồn), Trung Nhật / Nhật Trung (Ngày em đi), Sỹ Đan (Tóc thề), Nguyễn Nhất Huy (Đêm cô đơn), Trúc Sinh - Đặng Hiền (Đôi dòng), Trúc Sinh - Lê Đức Long (Không có em chiều nay), v.v...
    
    Bên cạnh đó, Lâm Nhật Tiến cũng thu âm một số ca khúc quốc tế: You make me feel, All by myself, Nhớ người (Chinese version), Unbreak my heart và viết lời Việt cho ca khúc ''When you told me you loved me'' với tựa là ''Không cần thiết chi tình anh''. Anh cũng đạt được những thành công nhất định ở dòng nhạc Pháp khi thể hiện những tình khúc nổi tiếng như: Khi mùa xuân trở lại (Quand le printemps revient, LV: Khúc Lan), Chuyện tình yêu (Historia de un Amor, LV: Anh Bằng), Tuyết rơi (Tombe la neige, LV: Phạm Duy), Em đẹp như mơ (Elle était si jolie, LV: Vũ Xuân Hùng), Người yêu nếu ra đi (Ne me quitte pas),... Một số bản tình ca nổi tiếng khác do Lâm Nhật Tiến trình bày: Chuyện tình (Where do I begin, LV: Lâm Phi Vân), Ôi mùa đông (Nocturne, LV: Việt Dzũng), Làm sao anh nói (How could I, LV: Lê Đức Long).
    
    Tại Asia, Lâm Nhật Tiến cũng đã có những tiết mục trình diễn song ca đầy ấn tượng với các ca sĩ như: Lâm Thúy Vân (Liên khúc Những nấm mộ hoang - Trở về cát bụi, tác giả: Minh Kỳ), Diễm Liên (Liên khúc Ai nói với em, Chiều trên phá Tam Giang, Chân trời tím, Áo anh sứt chỉ đường tà, nhiều tác giả), Thanh Hà (Trái tim phục sinh, tác giả: Trúc Hồ - Trần Anh Tú), Nguyễn Hồng Nhung (Tình yêu tình người, tác giả: Trúc Hồ), Y Phương (Dấu chân của biển - Song from a Secret Garden, LV: Việt Dzũng), Don Hồ (Liên khúc Nhạc Pháp, nhiều tác giả), Hồ Hoàng Yến (Sang ngang, tác giả: Đỗ Lễ),...
    
    Ngoài niềm đam mê ca hát, Lâm Nhật Tiến còn rất yêu thích chụp ảnh. Anh đã từng chụp một số poster, bìa đĩa nhạc cho Trung tâm Asia. Anh đã tự mình thực hiện hai Album nhạc Trung Hoa và được Asia phát hành dưới dạng CD rất thành công. Lâm Nhật Tiến là một trong số ít các ca sĩ thành danh có thể hát chuẩn được các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa (Quảng Đông) và tiếng Pháp.
    
    Lâm Nhật Tiến cùng một số ca sĩ của Asia bị chính phủ Việt Nam cấm biểu diễn trong nước.[3][4]
    
    Năm 2016, Lâm Nhật Tiến đã chính thức giã từ Trung tâm Asia và hiện anh đang hoạt động như một ca sĩ tự do.
    
    
    Album
    
    CD Solo
    
     Em Đã Quên Một Giòng Sông (1997)
     Yêu Em Âm Thầm (1998)
     Làm Lại Từ Đầu (1999)
     Mãi Yêu Người Thôi (2001)
     The Best of Lâm Nhật Tiến & Trúc Hồ: Giữa Hai Mùa Mưa Nắng (2003)
     Nói Với Tôi Một Lời (2006)
     The Best of Lâm Nhật Tiến: Bên Kia Bờ Đại Dương (2012)
    
    CD Song ca
    
     Đêm Cô Đơn (với Tú Quyên)
     The Best of Chinese Melodies (với Lê Tâm và Lâm Thúy Vân)
     The Best of Chinese Melodies 2 (với Lê Tâm, Trish Thùy Trang và Shayla)
     Liên khúc Tình Yêu 4 (với Lâm Thúy Vân và Phương Nghi)
     Liên khúc Chinese Top Hits (với Thiên Kim, Hồ Ngọc Như và Johnny Dũng)
     Chinese Remix III (với Lâm Thúy Vân, Ánh Minh và Lê Nguyên)
     Tình Ca Trúc Hồ: Tình Yêu và Tình Người (với Nguyễn Hồng Nhung)
     Tình Ca Trúc Hồ: Em Có Còn Yêu Anh (với Nguyễn Hồng Nhung)
    
    DVD
    
     The Best of Lâm Nhật Tiến
     Lâm Nhật Tiến Live Show (đã hủy)
     The Best of Lâm Nhật Tiến: Vết Thương Đôi Lòng
    
    

Source: Trường Kỳ

Tên Bài Báo về Lâm Nhật TiếnNgày Đăng
 Kỷ Niệm 20 Năm Ca Hát - Lâm Nhật Tiến 23 Tháng 03, 2015
Lâm Nhật Tiến Video
» Em Có Còn Yêu Anh
» Tình Yêu Tình Người
» Bài Không Tên Cuối Cùng
» Em Có Còn Yêu Anh
» Khi Giấc Mơ Về
» Liên Khúc "Nhạc Pháp"
» Nói Với Tôi Một Lời
» Mãi Yêu Người Thôi
» Tình Yêu
» Khi Giấc Mơ Về
» Khi Giấc Mơ Về
» Quân Lệnh Cuối Cùng
» LK Lá Thư, Thu Quyến Rũ, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay
» Ngang Trái
» Yêu Em Âm Thầm
» VẾT THƯƠNG ĐÔI LÒNG
» Thế Giới Không Tình Yêu
» Thơ Tình Chô Em
» Liên Khúc Cơn Mưa Phùn
» Yêu Mãi Ngàn Năm
» Tự Khúc Mùa Đông