Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Ca Sĩ
Chat Hát Karaoke Phim Video Nhạc Music Nấu Ăn
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nốt Nhạc (Note Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ » Tiểu Sử Giang Tử


    Giang Tử tên thật Nguyễn Văn Giang, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ba mẹ anh làm thương gia có tất cả tám người con, anh là con cả nên ba mẹ anh rất tin tưởng con trai sẽ làm nên chuyện. Thế nhưng, cậu cả suốt ngày cứ xin tiền mẹ qua nhà bạn đóng “cơm tháng” để được ở chung nhà với bạn. Hai ba tháng lại về nhà một lần, rồi xin tiền mẹ đi đóng để ở nhà bạn khác. Năm 12 tuổi, trò Giang “giang hồ lãng tử” được cha cho theo nhạc sĩ Y Vân học hát, bạn bè đặt tên Giang Tử làm nghệ danh. Anh kể: “Nhạc sĩ Y Vân rất thương tôi. Ông dạy và uốn nắn tôi từng chút. Kỷ niệm về ông rất nhiều, nhưng vui nhất là nghe ông nói chuyện tiếu lâm. Có lẽ vì cái chất phóng khoáng, dễ gần gũi mà sáng tác của ông rất lạc quan. Người ca sĩ đàn anh giúp đỡ tôi rất nhiều và chỉ dạy tôi tận tình đó là anh Duy Trác. Tôi mang ơn hai người này trong sự nghiệp ca hát của tôi”.
    Năm 1968, ca sĩ Giang Tử nổi tiếng với ca khúc Căn nhà màu tím (sáng tác Hoài Linh) song ca với nữ ca sĩ Giáng Thu. Mỗi khi anh cất giọng: “Chiều nhìn ra đầu ngõ dâng dâng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người... Ngày nào qua đầu ngõ, ngang căn nhà màu tím biết em đang trộm nhìn”, khán giả vỗ tay cổ vũ một mối tình thật đẹp trong ca khúc và cái tên Giang Tử bỗng gần gũi với số đông khán giả. Năm 1969 anh ký độc quyền cho Hãng dĩa Dư Âm, sau đó độc quyền cho Hãng dĩa Việt Nam, được cô Sáu Liên lăng xê song ca với nhiều nữ ca sĩ như: Hương Lan, Trang Mỹ Dung, Yến Linh, Giáng Thu... Anh luôn bảo: “Tôi đi nhiều, hiểu biết nhiều chuyện đời nên xem đó như vốn sống để hát. Đặt mình vào cái tình của người nhạc sĩ để cảm, để chia sẻ và để gieo cái đẹp cho những lứa đôi đang yêu. Mỗi ca khúc có lẽ vì thế mà quyện vào tôi như máu thịt”.
    Giang Tử tham gia hầu hết các đoàn ca nhạc quốc doanh từ Huế vào đến Cà Mau từ 1975 đến 1990. Anh gắn bó lâu nhất với ba đoàn: Kịch nói Kim Cương, Hương Miền Nam, Xiếc Tuổi Trẻ. Ngoài những ca khúc gắn liền với nghệ danh Giang Tử như: Hàn Mặc Tử, Yêu người như thế đó, Cô hàng xóm, Chuyện đêm mưa, Đập vỡ cây đàn, Căn nhà ngoại ô..., anh cũng được yêu mến với những ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Hoàng Giáp, Văn Phụng, Lê Trọng Nguyễn, Phạm Đình Chương... Anh nói: “Vào nghề năm 12 tuổi, lấy bước ngoặt từ năm 1968 đến nay tôi đã có 39 năm sống chết với nghề ca sĩ. Tôi hài lòng với những gì đã đạt được vì cái số mình may mắn. Gặp được những người đi trước giúp đỡ, hướng dẫn. Hiện nay tôi đang sống hạnh phúc với người vợ là cựu diễn viên múa Minh Thu. Chúng tôi có một con gái đang du học tại Mỹ”.

Source: yeunhacvang

Tên Bài Báo về Giang TửNgày Đăng
 Con Trai Duy Nhất Của Cố Ca Sĩ Giang Tử Đi Thi 'Solo Cùng Bolero' 07 Tháng 08, 2017
 Giang Tử Và Thế Hệ Những Ca Sĩ Cùng Thời 18 Tháng 09, 2014
 Ca Sĩ Giang Tử Qua Đời 17 Tháng 09, 2014
 MC Kỳ Duyên Không Tin Ca Sĩ Giang Tử Qua Đời 17 Tháng 09, 2014
 Nam Ca Sĩ Giang Tử Muốn Sống Lại Bằng Âm Nhạc 03 Tháng 04, 2007
Giang Tử Video
» Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê
» Hoa Nở Về Đêm
» Liên Khúc Nhịp Cầu Tri Âm, Giọt Buồn Không Tên
» Sương Lạnh Chiều Đông & Chuyến Đi Về Sáng
» Giọt Buồn Không Tên
» Kẻ Ở Miền Xa
» Đừng Nói Xa Nhau
» LK Giọt Buồn Không Tên
» Tôi Chưa Có Mùa Xuân
» Lá Thư Trần Thế
» Những Ngày Xưa Thân Ái
» Đưa Em Vào Hạ
» Tình Cũ Trường Xưa
» LK Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, Thành Phố Sau Lưng
» Người Nữ Đồng Đội
» Liên Khúc Thành Phố Sau Lưng
» Kẻ Ở Miền Xa
» LK Thành Phố Sau Lưng, Nửa Đêm Ngoại Ô