Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Chat Hát Karaoke Phim Video Nhạc Music Nấu Ăn
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nốt Nhạc (Note Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Thanh Nam


    Tên thật: Thanh Nam
    Ngày sinh: 1954
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa gần giống với cuộc phiêu lưu của chính Thanh Nam để khám phá, để nhìn lại những gì thuộc về mình.
    Bộ phim Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa đã thu hút khán giả bởi Hai Lúa - Thanh Nam tốt bụng nhưng khiến người xem không nhịn được cười. Với dáng đi thảnh thơi như chẳng có việc gì phải hối hả, cái chất nhà nông luôn được gọi yêu là “hai lúa” đã in sâu trong tính cách NSƯT Thanh Nam.
    “Chết” tên Hai Lúa
    Dù chỉ mới bén duyên với phim truyền hình nhưng anh đã có mặt trong 5 bộ phim mà vai chính hay vai phụ anh đều làm “hai lúa”. “Hễ những vai nông dân thật thà, chất phác là đạo diễn nghĩ đến tôi. Riết rồi ra đường gặp khán giả, bà con cứ gọi tôi là hai lúa” - Thanh Nam cười.
    Quả nhiên không thể phủ nhận phong cách diễn xuất rặt nông dân của Thanh Nam khi anh hóa thân vào dạng tính cách “hiền như cục đất” nhưng luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải. Ông Hai lúa trong bộ phim mới nhất của anh đang sống yên ổn nơi làng quê, bỗng dưng một khu công nghiệp mới mọc lên bên cạnh mảnh đất của nhà ông. Nhờ một vài công đất được đền bù với giá cao, ông Hai Lúa bị hút vào vòng xoáy “lên đời” cùng với bà con láng giềng. Ước mơ và hành động ngông cuồng của ông đã khuấy động ấp Xẻo Lá khi Hai Lúa tuyên bố dứt khoát không để thua kém một ai.
    Nhân vật của Thanh Nam, trong bộ phim này, dù đơn giản nhưng khái quát cả một quá trình đô thị hóa nông thôn trong thời hội nhập, nơi mà những nông dân chưa được trang bị vốn sống của một người dân đô thị, chưa chuẩn bị bước vào đời sống thị trường đã bị cơn lốc “lối sống đua đòi” cuốn đi. Những Ba Đời, Tư Ếch, Hai Lúa, Tư Măng... hoặc những thanh niên mới lớn như: Sáu Nhú, Bảy Cò, Tám Tằng trong phim rất gần gũi với người xem hôm nay, dù một vài tình huống vẫn còn... kịch hóa, nhưng khán giả thích nhất vẫn là nhân vật Hai Lúa.
    Cũng phiêu lưu như Hai Lúa
    Với vốn liếng của hơn 30 năm sống trong thế giới màn nhung, anh đi vào mỗi tập phim, mỗi tình huống nhẹ nhàng như chính cuộc sống của mình vậy. Mỗi tập phim được đạo diễn Hồ Ngọc Xum dàn dựng theo từng chủ đề xoay quanh sự thích nghi của Hai Lúa khi nắm trong tay quá nhiều tiền: Hai Lúa sắm tivi, Hai Lúa nhập Sài thành, quán nhậu Hai Lúa, Hai Lúa đi mua chó... mà vui nhất là Hai Lúa chơi chứng khoán. Mỗi câu chuyện phim đã khiến người xem cười ra nước mắt, vì khác với các bộ phim trước đó, cách diễn mới mẻ của Thanh Nam đã không để khán giả biết trước mà anh bất ngờ tạo tình huống để đẩy người xem đến chỗ thú vị và bật tiếng cười. Tuy nhiên, tiếng cười không rơi vào khoảng trống giải trí đơn thuần mà đằng sau nó là nỗi thương cảm cho những người chân quê chất phác, thật thà, những thân phận quen cuộc sống tay lấm chân bùn đã choáng váng trước đồng tiền nên sử dụng đồng tiền không đúng chỗ. Ở góc cạnh nhân văn, bộ phim không lên án thói học làm sang mà qua đó cảnh báo những nguy hiểm luôn rình rập họ, những bất trắc có thể ập xuống không chỉ cho họ mà cho thế hệ con cháu họ.
    Ở những tập cuối của bộ phim, nhân vật Hai Lúa đã ngộ ra một chân lý: “Chỉ có sức lao động mới tạo ra của cải bền bỉ. Và không nơi đâu đẹp, an toàn cho bằng quê hương mình”. NSƯT Thanh Nam tâm đắc: “Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa gần giống với cuộc phiêu lưu của chính tôi để khám phá, để nhìn lại những gì thuộc về mình. Qua vai này, tôi thấy cuộc sống của con người dù có hiện đại đến mấy, dù sống lừa lọc, gian trá đến đâu thì giá trị thật vẫn là tình nghĩa ở đời. Hai Lúa như cây lúa mọc thẳng, hướng mặt lên ánh sáng mặt trời giữa sự mênh mông của đồng ruộng. Lúa đón ánh nắng, reo cười khi những giọt mồ hôi tưới xuống. Đời tôi cũng như... Hai Lúa vậy”.
    Đạo diễn Hồ Ngọc Xum nói: “Tôi thích cách diễn chân thật, mộc mạc của Thanh Nam. Khi nhận làm phim này, tôi đã nghĩ ngay đến cách thể hiện của Thanh Nam. Ưu điểm của anh trước hết là đã có một quá trình gắn bó với sân khấu cải lương, hiểu biết và có được sự quan sát chuẩn nhất về nông dân ở miền Tây sông nước nên khi thể hiện nhân vật, anh làm chủ được tình huống và chúng tôi không ngờ chính anh đã bổ sung vào đường dây bộ phim nhiều tình huống, nhiều vốn sống từ cuộc đời thật của anh”.

Source: zing

Tên Bài Báo về Thanh NamNgày Đăng
 Bùi Trung Đẳng & Vợ Chồng NSƯT Thanh Nam Bị Tai Nạn Giao Thông 03 Tháng 08, 2017
 NSƯT Thanh Nam yêu "bà vú” Phượng Hằng 19 Tháng 05, 2017
 Đoan Trang Hôn Chồng Say Đắm Trong Phim Về Sài Gòn 06 Tháng 09, 2016
 Năm Mùi, Danh Hài Kể Chuyện “Ddê” Trên Sân Khấu 19 Tháng 02, 2015
 Vợ Chồng NSƯT Thanh Nam Bị Tai Nạn Giao Thông 03 Tháng 08, 2013
 Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nam: Từ Kép Cải Lương Tới Giải Thưởng “Cù Nèo Vàng 2012” 06 Tháng 02, 2013
 Nghệ Sĩ Ưu Tú Miền Tây: Từ Nghèo Tới Đủ Ăn 15 Tháng 12, 2009
Thanh Nam Cải Lương
» Giọt Lệ Trăng Non
» Bến Bờ Chung Thủy
» Sắc Tứ Tam Bảo Tự
» Tình Yêu Muôn Mặt
» Bến Bờ Chung Thủy
» Áo Cưới Trước Cổng Chùa
» Bông Hồng Trong Đêm
» Duyên Nợ Của Ai
» Éo Le
» Chồng Của Mẹ Tôi
» Giữ Trọn Tình Anh
» Chuyện Tình Ba Đứa
» Biển Và Người Tình
» Yêu Và Ghen
» Mai Vàng Se Duyên Thắm
» Thượng Đế Cũng Cười
» Chồng Của Mẹ Tôi
» Kỷ Niệm Thời Con Gái
» Bo Bo Đánh Cờ Tướng
» Giọt Lệ Trăng Non
» Biển và Người Tình