Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Chat Hát Karaoke Phim Video Nhạc Music Nấu Ăn
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nốt Nhạc (Note Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Mỹ Châu


    Nghệ sĩ Mỹ Châu là một Nghệ sĩ Ưu tú của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Cô từng được mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh... Cô nổi tiếng có một giọng nữ trầm đặc biệt, và một sở trường đặc biệt là ca dây kép. Nhờ vậy, mà tên cô đã được dùng đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là "dây Mỹ Châu".
    
    Giai đoạn trước năm 1975
    Mỹ Châu tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Châu, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1950 tại Thủ Thừa, Long An, là con út trong một gia đình có bốn người con. Thuở nhỏ, cô từng bộc lộ năng khiếu âm nhạc và mong muốn trở thành một bác sĩ. Cha mất sớm, cô và các anh chị đều do người mẹ nuôi lớn. Tuy niềm đam mê của Mỹ Châu là ca tân nhạc, nhưng cô cũng học thêm cổ nhạc từ một người bạn của anh để chiều lòng mẹ cô vốn là một người rất mê cải lương.
    
    Năm 7 tuổi, Mỹ Châu được ông bầu Ba Cang, chủ đoàn cải lương Tiếng Chuông, phát hiện tiềm chất của cô trong một lần cô hát cải lương tại trường. Năm 1961, Mỹ Châu bắt đầu bước vào nghề cải lương khi vừa 11 tuổi, với lời mời của ông bầu Cang và sự kiềm cặp của mẹ.
    
    Khởi sự từ ban Tiếng Chuông, vai diễn đầu tiên của Mỹ Châu là vai đào con Sao Ly trong vở Giai nhân bên suối mộng. Không lâu sau, cô nhận được lời mời của ban Kim Chưởng, tuy nhiên, được sự đồng ý của mẹ, cuối cùng cô về với ban Lan và Được vừa được thành lập cuối năm 1961. Trong suốt gần một năm, cô chỉ được phân công ngâm thơ hậu trường những vở "Nước chảy qua cầu", "Khi hoa anh đào nở".
    
    Mãi đến cuối năm 1962, khi vở "Khi rừng mới sang thu" (soạn giả Quy Sắc) được dựng, cô mới được phân thủ vai Ấu Quân. Được sự giới thiệu của danh cầm Hai Long, cô về với ban Thành Công, ca bài vọng cổ Bá Nha - Tử Kỳ, phát trên Đài phát thanh Sài Gòn. Do sự thành công của tiếng hát phát thanh, cô tiếp tục được các đoàn Kim Chung và Thủ Đô mời tham gia. Cuối cùng, cô về tham gia với đoàn Thủ Đô 2 làm đào chánh. Do thể hình còn nhỏ, nên đoàn hát phải thiết kế cho loại phục trang nhiều lớp dành riêng cho cô để có được vóc dáng phù hợp với vai diễn.
    
    Báo chí miền Nam thời bấy giờ đã đặt cho cô biệt danh "Lolita Mỹ Châu" để so sánh với nhân vật Lolita nổi tiếng thời bấy giờ trên tiểu thuyết và phim ảnh.
    
    Cũng trong giai đoạn này, công nghiệp thu âm băng dĩa bắt đầu phát triển cùng với sự ra đời của thể loại tân - cổ giao duyên. Thể tài mới lạ kết hợp giọng ca trầm ấm nỉ non, chuẩn mực về kỹ thuật, xúc cảm, khả năng hài hòa cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đã nhanh chóng mang lại sự thành công của Mỹ Châu.
    
    Năm 1965, cô nổi tiếng với vai Thùy Dương trong vở Hai lần thu hẹn trên sân khấu Thủ Đô. Cũng trong năm này, cô về đoàn Kim Chung. Được sự dìu dắt của nghệ sĩ Minh Cảnh, Mỹ Châu đã thành công khi thủ vai Mai Thảo trong vở Trinh nữ lầu xanh, được nhiều người mến mộ.
    
    Năm 1967, Mỹ Châu được trao tặng Huy chương Vàng Thanh Tâm vì những thành tựu của mình trong nghệ thuật cải lương, cùng đợt với Phương Bình, Bảo Quốc, Ngọc Bích. Cũng trong năm này, cô được mời thu dĩa thu lại vở "Khi rừng mới sang thu" với vai chính nữ chúa Tọa Mã Sơn.
    
    Trước năm 1975, những vở tuồng được thu vào băng đĩa như Sở Vân cứu giá, Kiếp nào có yêu nhau, Kiếp sĩ dơi, Gió giao mùa, Bình rượu nhiệm mầu, Tiêu Anh Phụng, Khi rừng mới sang thu, Lan huệ sầu ai...đều có sự đóng góp của Mỹ Châu, và cô đã trở thành một trong những nghệ sĩ được thu thanh nhiều nhất.
    
    Các nam nữ nghệ sĩ nổi tiếng mà Mỹ Châu từng có dịp diễn chung là Minh Cảnh, Thành Được, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Tuấn Thanh, Đức Minh....
    
    Giai đoạn sau năm 1975
    Sau năm 1975, Mỹ Châu vẫn tiếp tục thành công với nhiều vở diễn, như: Khách sạn hào hoa, Tâm sự Ngọc Hân, Hoa Mộc Lan, Muôn dặm vì chồng hoặc Nàng Hai Bến Nghé, Thái Hậu Dương Vân Nga, Bên Cầu Dệt Lụa, Tiếng Trống Mê Linh, Vòng cưới anh trao, Hai Phương Trời Thương Nhớ, Hoa độc trong vườn, Dòng song đầm lầy,...
    
    Trong những năm 1990-1992, khi video cải lương bắt đầu xuất hiện và đạt chất lượng cao, Mỹ Châu lại xuất hiện trên băng hình trong các vở mà cô đã diễn trước 1975, như Chiều lạnh tuyết băng sơn, Giai nhân và loạn tướng(được mẹ hài lòng nhất), Bài thơ trên cánh diều, Trăng nước Lạc Dương thành, Nắng thu về ngõ trúc... và Thử sức nhiều vở mới với những tích cách nhân vật đa dạng không những õ cải lượng kiếm hiệp hương xa mà còn ở lĩnh vực xã hội(Ào vọng, Tình Và Tiền...) Cùng năm này(1990), cô lập gia đình với Nghệ sĩ Đức Minh khi đã 40 tuổi. Cũng trong năm này, mẹ cô qua đời vì bệnh tim.
    
    Năm 1995, Mỹ Châu tuyên bố giả từ sân khấu với nhiều lý do tuy không nói ra nhưng khán giả biệt một trong lý do là cách làm nghệ thuật không còn thích hợp với cô nữa, sân khấu không còn là thánh đường, các rạp hát từ từ biến mất, nhiều nghệ sĩ trẻ không tôn trọng đàn anh, đàn chị trong nghề....
    
    Từ năm 1997, NS Mỹ Châu hợp tác với các đài truyền hình, đặc biệt là Đài Truyền hình Cần Thơ, hãng phim Tây Đô, đài HTV...để thực hiện lại các vở tuồng nổi tiếng thời còn ở sân khấu Kim Chung và hãng đĩa Việt Nam như A Khắc Thiên Kiều, Kiếp nào có yêu Nhau, Bống Hồng Sa Mạc, Đợi Anh Mùa lá Rụng, Khi Rừng Mới Sang Thu, Tiêu Anh Phụng...Mỹ Châu tự mình tham gia đạo diễn và dàn dựng nên các tuồng thu lại này vẫn giữ được hầu hết lời văn và tâm ý của các tác giả xưa, các tuồng đều đạt chất lượng nghệ thuật cao dù ê kip mới đa số là các diễn viên, nghệ sĩ trưởng thành sau 1975 như Thanh Ngân, Phượng hằng, Thoại Mỹ, Cẩm Thu, Ngân Huệ, Kim Tử Long, Trọng Phúc, Tuyết Ngân, Vũ Luân, Kim Tiểu Long, Kiều Oanh, Bảo Chung, Phú Quý... và một số tài danh trước 1975 như Minh Phụng, Minh Vương, Hồng Nga, Bảo Quốc, Văn Chung, Thanh Tuấn, Hoài Thanh, Út Bạch Lan, Bích Thùy, Hữu Tài, Đức Minh...
    
    Sau năm 2002, Mỹ Châu sang Hoa Kỳ để toàn tụ với gia đình (chồng cô là nghệ sĩ Đức Minh đã sang Mỹ từ trước). Ở bên đó, cô sống tại tiểu bang Georgia, và từ chối mọi lời mời đi hát. Trước khi ra đi, Mỹ Châu tạm biệt khán giả qua hai vở tuồng gây tiếng vang Võ Tắc Thiên (sân khấu-lần trở lại sân khấu duy nhất) và Tơ Vương Sầu Ly Biệt (Hãng phim Tây Đô)
    
    Tuy nhiên hàng năm, sau một khoảng lặng, nghệ sĩ Mỹ Châu vẫn bay qua bay lại Mỹ và Việt Nam, bên này 6 tháng bên kia 6 tháng để thực hiện những đề án nghệ thuật và lòng yêu nghệ thuật còn cháy dữ dội của mình.
    
    Vào những năm 2007-2008, Mỹ Châu hợp tác với Đài Truyền hình Cần Thơ để dàn dừng lại một số vở cải lương mà cô đã từng thành công trong suốt 45 năm diễn trên sân khấu, như Chiều đông gió lạnh về (của Hà Triều, Hoa Phượng), Khúc Hát Đoạn Tình và một số vở xã hội với những đề tài đương đại như Mưa Bay Trong Đời, Người yêu Của Cha Tôi, Tình Đất Tình Người, Tình Đời...
    
    Năm 2009, Mỹ châu cùng dịp Diệp Vàm Cỏ trình làng nhiều bài tân cồ hay không chê vào đâu được như: Ký ức hoa đào, Nội Tôi, Hương Cau, Chị tôi...
    
    Năm 2009-2010, Mỹ Châu đã làm sửng sốt khi dựng lại "Hoa Độc Trong Vườn, Muôn dặm vì chồng, Sân khấu về khuya...", Mỹ Châu như đưa khán giả về thời hoàng kim, khả năng ca nhạc, ngâm thơ, thoại kịch, ca cổ, vũ đạo, đạo diễn... làm mọi người say mê chỉ có được ở một huyền thoại cải lương Mỹ Châu.
    
    Mỹ Châu con thổi vào cải lương một làn gió mới khi cho ra đời CD "Chùm Tri âm" gồm 10 khúc tri âm như Dạ khúc, Ảo khúc, Cửu Khúc, Niệm Khúc, phàn ánh nhẹ nhàng tình hình sân khấu hiện tại và đời sống anh chị em nghệ sỉ và tấm lòng giữa khán giả và Mỹ châu. Qua hai DVD nồi nhớ(tác giả Tường Châu)với các bài Chuyện hợp tan, Ở hai đầu nổi nhớ, Thương một người ở xa, Nhớ Mẹ Lý Mồ Côi, Bóng Mát, Sợi Nhớ Sợi Thương và Hoa mướp sau nhà(Tác giả Phan Thanh Vân)với các bài Hoa Mườp sau nhà, Bà Lão Ăn Mày, khi rừng xanh thay lá mới, Em Vẫn Đợi Anh về, Nhớ Mẹ. Mỹ châu là người nghệ sỉ duy nhất đem đến cho cải lương những bài tân cồ giao duyên mới hay, không theo lối sáo mòn, kỹ thuật ca đa dạng, thể hiện đủ tâm trạng của nhân vật như trước 1975.
    
    Mỹ Châu luôn được cộng đồng mạng ưu ái nhất về tài năng cũng như tấm lòng với nghệ thuật dân tộc, nhiều bài viết hay ghi nhận những thành quả, những cách làm mới, những đề tài mới, nghệ sĩ Mỹ Châu xứng đáng là nghệ sỉ của những năm 2009, 2010. Nhiều đài truyền hình, báo, cộng đồng mạng viết, đưa tin và phỏng vấn Mỹ Châu liên tục Nhân dịp xuân Tân mão 2011, khàn giả nứt lòng sao bao năm dài chờ đợi khi Mỹ châu và ekip trẻ thành công khi thực hiện tác phẩm kinh điển Sân khấu Về Khuya(Trọng Phúc, Tuyết Ngân, Hữu Quốc, Bích Thuỷm Đức Minh, Anh Vũ..). Mỹ châu luôn xứng danh là nhũ mẫu của Cải lương khi luôn tìm đất diền có giá trị cho những lớp kế thừa như Trọng Phúc, Tuyết Ngân....CD ca cồ Tuyết Ngân bên cạnh Mỹ Châu, Út Bạch Lan đả khởi đầu nhiều cuộc tranh luận của cư dân mạng về tác già, giọng ca mới...
    
    Năm 2012, nghệ sĩ Mỹ Châu hoàn toàn rút lui khỏi nghệ thuật(Phim, truyền hình, video) sau khi thực hiện chương trình Tạ Tình Tri Âm, qua đó, nghệ sĩ Mỹ Châu trãi lòng mình qua giai đoạn cải lương hết sức khó khăn trong đó có mối liên kết tương quan tam giác; sân khấu(sân khấu, soạn giả,nhạc sĩ), nghệ sĩ, khán giả. Chương trình Tạ Tình Tri Âm gồm 5 phần.
    
    Tri âm I: Huyền thoại Hồ Núi Cốc, Hoa Muống Biển, Hai lối mộng (Trọng Phúc), Mưa Nữa Đêm (Đữ Minh), Tiễn Biệt...
    Tri âm II: Bến Không Chồng, Nội Tôi (Đức Minh), Tiếng Thạch Sùng, Ngăn Cách(Trọng Phúc), Nổi Buồn Chim Sáo, Nửa Đêm Ngoài Phố...
    Tạ tình tri âm III với những bài tân cổ giao duyên: Mong Chờ, Biển Tím, Trả Nhau Ngày Tháng, chuyến tàu Hoàng Hôn, Đồi Thông Hai Mộ với nam nghệ sĩ Đức Minh
    Tri Âm IV: Sân khấu Về Khuya (Hữu Tài, Bích Thuỷ, Đức Minh, Trọng Phúc, Tuyết Ngân, Hữu Quốc, Anh Vũ...)
    Tri âm V: Chùm Tri Âm (Dạ khúc, Ảo khúc, Cửu Khúc, Niệm Khúc, Cánh Hoa Yêu)
    Ngày 15-01-2014, Nghệ sĩ Mỹ Châu vật vã đau đớn mất đi người bạn đời trăm năm của mình là nam nghệ sĩ Đức Minh, đó là một cú shock nặng vì chỉ có nghệ sĩ Đức Minh làm cho nghệ sĩ biết cười, biết đi đây đi đó hoà nhập vào cuộc sống của hàng triệu người thường, cô sẵn sàng đi xe Hon Da dream, đi ăn các quán cóc,..Tưởng chừng nghệ sĩ Mỹ Châu gục ngã,cô đơn nhưng có biết bao đồng nghiệp sẽ chia thăm hỏi và nghệ sĩ Mỹ Châu làm theo di nguyện của chồng đã giúp cô ngày càng tươi hơn, xuất hiện với dáng chuẩn. Theo di nguyện, nghệ sĩ Mỹ Châu đi thăm và giúp một số nghệ sĩ khó khăn, thăm các nghệ sĩ đàn anh, bậc thầy, đồng nghiệp từ trong nước đến hải ngoại, có những nghệ sĩ trên ba mươi năm nghệ sĩ Mỹ Châu chưa có dịp gặp lại, trên đường đi, cô gặp thêm biết bao tài tử giai nhân các ngành nghề nghệ thuật. Các nghệ sĩ trẻ có dịp cũng thăm nghệ sĩ Mỹ Châu tại tư gia, các nghệ sĩ mà nghệ sĩ Mỹ Châu có duyên gặp từ 2015 đến 2016 là
    
    Thành Được, Minh Cảnh, Diệp Lang, Chí Tâm, Phượng Liên, Phượng Mai,Ngọc Giàu,Hồng Nga, Hoài Linh, Thanh Kim Huệ, Bích Hạnh, Kiều Tiên, Diệu Huê, Sáu Liên, Viễn Châu, Huỳnh Nga, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Diệu Hiền, Ngọc Hương, Lệ Thẩm, Thanh Hằng,các nghệ sĩ khu Dưỡng Lão,Thoại Mỹ, Kim Tiều Long, Vũ Luân, Ngọc Đáng, Phương Hồng Thuỷ,Út Bạch Lan....Đặc biệt khi cô gặp đàn anh, bậc thầy đều tỏ ra hết sức cung kính, cô vòng tay kính chào nhà nghiên cứu lão thành nhận dịp đến dự lễ giỗ của cố nghệ sĩ tiền phong Phùng Há.
    
    Tuy tạm dừng sân khấu cả lĩnh vực truyền hình, video và audio sau Chùm Tri Âm, khán giả thường xuyên gặp nghệ sĩ qua nhiều bài báo mà nhiều người ưu ái viết tặng với những tấm hình sinh hoạt thường ngày của cô.Có một tác giả bài báo khẳng định giọng ca Mỹ Châu sẽ không bị xưa theo thời gian và đặc biệt những bài ca tân cổ viết về "tiểu sử" cho nghệ sĩ Mỹ Châu như Hoa Nhỏ Vườn Thanh Tâm, Nhớ Nữ hoàng Kiếm Hiệp, Châu Minh biệt khúc.
    
    Cô được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993 và Huy chương sự nghiệp sân khấu Việt Nam vào năm 1999 để tôn vinh những cống hiến và tận tụy yêu nghề của một minh tinh trầm lặng.
    
    Với trên hai trăm tuồng cải lương kinh điền mang dấu ấn Mỹ Châu mà thôi và gần 400 bài tân cổ giao duyên được đưa lên mạng là một gia tài đồ sộ của nghệ sĩ Mỹ Châu. Nhiều bài tân cồ vờ tuồng, nhiều bài báo xưa, hình ảnh xưa được khán giả cộng đồng mạng tìm tòi, bảo lưu sẽ làm ấm lòng người nghệ sĩ sau khi về an nhan với đời thường, với gia đình. Ngoài tài ca diễn, Mỹ Châu còn tham gia sáng tác một số bài tân cổ giao duyên như Chuyện hợp tan, Bóng mát, Giếng quê, Huyền thoại hồ Núi Cốc,.... với bút danh Tường Châu đề lại ấn tượng trong lòng giới mộ điệu. Mỹ Châu là một trong ít nghệ sĩ thông minh, chịu học hỏi, tìm tòi cái mới về nội dung cũng như nghệ thuật ca diễn cũng như công việc đạo diễn, thích khai hoang, có tinh thần tôn trọng đồng nghiệp, ít hát lại những vở tuồng thành công mang dấu ấn của đồng nghiệp, một nghệ sĩ hiếm hoi xuất sắc về tân nhạc và cồ nhạc (ca, vũ đạo, thoại, sáng sân khấu...), có hiếu với cha mẹ, gánh trách nhiệm với gia đình, là người con gái thủy chung, không có scandal hay tai tiếng.
    

Source: wikipedia

Tên Bài Báo về Mỹ ChâuNgày Đăng
 NSƯT Mỹ Châu: 11 Tuổi Đi Hát 15 Tuổi Mua Xe Hơi Nhà Lầu, 40 Tuổi Ôm Nỗi Đau Không Thể Làm Mẹ 28 Tháng 12, 2016
 NSƯT Mỹ Châu Xúc Động Viếng Mộ Người Xưa 30 Tháng 06, 2016
 Nghệ Sĩ Tri Ân Thầy Cô Dìu Dắt Mình 18 Tháng 11, 2014
 NSƯT Mỹ Châu An Táng Hài Cốt Chồng Ở Bến Tre 17 Tháng 04, 2014
 Chồng của NSƯT Mỹ Châu qua đời tại Mỹ vì ung thư 15 Tháng 01, 2014
Mỹ Châu Cải Lương
» Truyền Thuyết Về Tình Yêu
» Tâm Sự Ngọc Hân
» Trăng Nước Lạc Dương Thành
» Bơ Vơ
» Chiều Đông Gió Lạnh Về
» Trăng Nước Lạc Dương Thành
» Muôn Dặm Vì Chồng
» Bạch Viên Tôn Các
» Đợi Anh Mùa Lá Rụng
» Tiếng Hát Người Yêu
» Khách Sạn Hào Hoa
» Ngọc Thủy Chung
» Thằng Điên Vùng Bến Hạ
» Bao Công Tra Án Quách Hòe
» Băng Tuyền Nữ Chúa
» Bà Chúa Ăn Mày
» Băng Tuyền Nữ Chúa
» Bà Chúa Ăn Mày
» Bụi Đời
» Hỏa Sơn Thần Nữ
» Bạc Trắng Tim Hồng