Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Chat Hát Karaoke Phim Video Nhạc Music Nấu Ăn
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nốt Nhạc (Note Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Phi Thoàn


    Trong làng hài Sài Gòn trước 1975, nghệ sĩ Phi Thoàn được xem là người khai phá nét diễn hài ngẫu hứng. Tiếng cười ông mang lại cho sân khấu rặt nét Nam Bộ với hình ảnh người lao động tay lấm chân bùn nhưng yêu đời, lạc quan. Bởi ông sinh ra và lớn lên tại miền Nam, xem quê hương Trà Vinh là chiếc nôi nuôi lớn hoài bão làm nghệ thuật của một anh hai lúa thứ thiệt.
    Nhắc lại tuổi thơ ông thường kể một sự kiện, đó là ngày sinh của ông, 19-6-1932, ngày người Pháp cho chạy thử chiếc tàu thủy rất lớn trên sông Trà Vinh. Chiếc tàu đó tên Phi Thoàn nên ba mẹ ông quyết định đặt tên cho đứa con trai duy nhất trong nhà là Nguyễn Phi Thoàn. Nhưng số ông lại là con khó nuôi, cứ đau bệnh liên miên, nên ba mẹ ông đã nhờ một người thầy Khmer nhận làm con nuôi. Ít ai biết được ông còn có cái tên Sen. Cái tên gắn chặt tâm hồn ông với quê hương. Lý giải về tuổi thơ khó nuôi của mình, ông thường tự trào: “Có lẽ nhờ chết hụt lúc còn nhỏ nên lớn lên tôi là một thanh niên sống thảnh thơi, thích nhìn những sự việc tréo ngoe để gây tiếng cười. Năm tôi 16 tuổi, ở xóm đã nổi danh là thằng “Sen tiếu”. Một lần bạn bè xúi mày có máu khôi hài nên lên Sài Gòn xin vào đài phát thanh kể chuyện tiếu lâm. Tôi khăn gói một phen thử vận. Hồi đó ở Đài Phát thanh Sài Gòn có chương trình tuyển chọn ca sĩ trẻ, giữa giờ giải lao thường có một anh hề ra chọc cười khán giả. Tôi xin thử kể, không dè ông chủ lắc đầu. Lúc định quay về thì trời đổ một cơn mưa thiệt lớn. Nhờ vậy tôi mới được thử. Câu chuyện tôi kể là hình ảnh một anh nông dân say bí tỉ gây lộn với con chó. Một mình tôi giả hai giọng: người và chó. Không ngờ ông chủ nhận tôi vào làm chương trình và đó là bước ngoặt gắn chặt đời tôi với sân khấu”.
    
    Kể về thành tích của nghệ sĩ Phi Thoàn, phải nhắc đến sự đa dạng trong diễn xuất của ông. Nhờ sự cầu tiến, ham học mà từ một anh hề phát thanh, ông nhanh chóng chiếm lĩnh vai trò cây đinh các đại nhạc hội Sài Gòn thời đó. Tên tuổi của ông một thời được xem là tên tuổi bảo đảm bán vé đắt cho buổi diễn. Cùng với các danh hài thượng thặng như: Thanh Hoài, Tùng Lâm, Thanh Việt, La Thoại Tân, Xuân Phát... mang lại tiếng cười sôi nổi cho người xem. Sau một thời gian ông tham gia các ban kịch Sài Gòn, ông rẽ sang đóng phim hài. Năm 1975 ông về công tác tại Đoàn Kịch nói Bông Hồng, rồi tạo ấn tượng trên sân khấu Đoàn Cải lương Văn Công TP, Sài Gòn 2... Năm 2000 tại Liên hoan Sân khấu Hài lần 3, ông và các bạn diễn U60 gồm Tùng Lâm, Thanh Hoài vẫn xung phong góp phần mang lại tiếng cười sinh động cùng với lớp diễn viên trẻ.
    
    Nghệ sĩ Phi Phụng, người con gái duy nhất nối nghiệp ông, đã tâm sự: “Ba tôi kỹ tính lắm. Nếu thấy cách chọc cười chưa hợp lý, dễ làm người xem hiểu lầm là ông chuyển hẳn cách diễn ngay. Với ông, khi lên sân khấu không thể diễn cho có. Ông vẫn luôn dặn tôi: Sự dễ dãi sẽ giết tính sáng tạo của người nghệ sĩ”.
    
    Những ngày trên giường bệnh, xem Gala cười trên VTV 3, ông ngao ngán nhận thấy có quá nhiều hạt sạn trong cách diễn hài của một số “hậu bối”. Nhưng rồi ông vẫn cười với hai chữ “thôi kệ”. Vì với ông, sự bình phẩm của công chúng sẽ giúp người nghệ sĩ nhìn lại chính mình để tiến bộ, góp phần làm cho tiếng dễ nhớ khó quên

Source: bansacphuongnam

Tên Bài Báo về Phi Thoàn Ngày Đăng
 Chuyện Nối Nghiệp Của “Con Nhà tông” 17 Tháng 08, 2009
 Vĩnh Biệt Danh Hài Phi Thoàn 05 Tháng 05, 2008
 Sau Một Thời Gian Lâm Trọng Bệnh, Nghệ Sĩ Hài Phi Thoàn Đã Từ Trần Vào Hồi 16g40 ngày 4-5-2004 Tại Nhà Riêng, Hưởng họ 73 Tuổi. 05 Tháng 05, 2004
 Nghệ Sĩ Phi Thoàn: Khán Giả Còn Thương Duyên Hài... 10 Tháng 05, 2002
Phi Thoàn Tân Cổ