Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Ca Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Ca Sĩ » Hồi Ký Trần Lập: Làm Thợ Tiện, Hát Bar Khi Ngồi Trên Ghế Nhà Trường Ca Sĩ: Trần Lập    
Ngày Đăng: 25 Tháng 02 Năm 2016

Dù đang đi học, Trần Lập xin làm thợ ban đêm kiếm thêm, rồi cơ hội âm nhạc đến bất ngờ trong một lần theo bạn đi chơi ở quán bar.

Trần Lập dứt ra được khỏi mấy chuyện lô đề là nhờ việc làm đêm ở làng Linh Quang - một ngôi làng quy tập nhiều nhóm nghề, từ làm bánh mì, xích líp xe đạp, đến làm lốp xe thồ... Tại đây, cậu trải qua đủ loại nghề, nhưng làm việc gì cũng xôi hỏng bỏng không. Một phần vì không có tay nghề, phần khác vì tâm trí cậu, dù không muốn nhưng không sao dồn hết cho công việc được, cứ trôi nổi theo những giai điệu và những mơ ước vẩn vơ luôn xuất hiện trong đầu.

Có một dạo, Trần Lập cùng cậu bạn xin đi làm thợ tiện xích líp xe đạp. Cậu có biết tý gì về nghề tiện đâu, nhưng lúc xin vào làm cứ nhận bừa. Nào ngờ, người ta tin, giao việc cho thật. Để rồi té ngửa Trần Lập chẳng làm được mấy cái ra hồn, toàn hỏng. Hồi đó, cứ hỏng cái nào, cậu lại ném qua bức tường trong xưởng để phi tang. Tưởng thế là xong, ngờ đâu, một ngày kia, ông chủ mở rộng xưởng sản xuất... đập bỏ bức tường.

Lẫn dưới những mảng tường vụn vỡ, đám xích líp hỏng bắt đầu lộ ra, cao ngất, chất thành một đống. Ông chủ tức giận vô cùng, lôi Trần Lập ra, mắng cho một trận nhục hết đất: "- Cái loại mày, có sức khỏe, chỉ đáng đi làm cửu vạn, ba cái thằng Đê La Thành gánh sắt, hết".

Cúi đầu chịu trận, Trần Lập bắt đầu cảm thấy nỗi xấu hổ dâng cao ngập mặt. Cậu ngậm ngùi nhìn hai tháng trời vất vả trôi qua vô ích, và rời khỏi tiệm làm xích líp xe đạp với không một hào lẻ mang về.

Nhưng rồi chuyện ấy cũng rất nhanh qua đi. Ngay sau đó, Trần Lập xin được vào một xưởng làm lốp xe thồ. Thời bấy giờ, người ta thường thục cao su từ lốp xe tải hỏng ra thành những mành lớn, rồi tạo khuôn để làm lốp xe thồ mới. Công việc của lính mới như cậu là đổ xăng, keo vào một cái nồi, ngoáy đều cả tiếng đồng hồ cho đến khi thành một lớp keo mới rất cứng. Tiếp theo, ngồi dán những mành lốp xe đó vào phanh của vành xe đạp thồ, rồi chuyển khâu, hấp cái lốp kia thành lốp sản phẩm. Dù công việc không quá phức tạp, nhưng hiệu suất làm việc của Trần Lập cũng chẳng khá khẩm bao nhiêu.

Giống như cái thời còn là cậu nhóc bị cha mẹ nhốt trong nhà, phải hát lên cho xua đi nỗi sợ ma ám ảnh thường trực, vào những tháng ngày làm đêm này, cậu cũng vô thức tìm đến âm nhạc như một cách cứu rỗi mình khỏi những cơ cực, vất vả thường ngày. Trần Lập bỗng thấy mình hay chép bài hát từ các băng đĩa hơn trước, dù những băng đĩa này chủ yếu là nhạc vàng, rất ít nhạc trẻ và hoàn toàn không có nhạc Rock như đám băng đĩa lậu anh trai cậu buôn về ngày xưa. Vừa làm cậu vừa liên tục hát hò. Từ những khúc hát, cậu tiếp tục men theo những giấc mơ.

Khả năng âm nhạc của Trần Lập được phát hiện ở quán bar.

Những giấc mơ khiến cậu bay ra khỏi cuộc sống thực tại, giúp cậu nhẹ đầu trong giây lát nhưng ngược lại, cũng khiến năng suất làm việc của cậu giảm đi đáng kể. Đã thế, vì ban ngày vừa phải đi học vừa phải chăm sóc cha mẹ đau ốm, nên cứ đến tầm đêm là những cơn buồn ngủ lại thi nhau kiếm cớ kéo đến. Có những khi cậu ngủ quên mất, tỉnh dậy đã thấy đống lốp sản phẩm của mình vơi đi hẳn. Hóa ra bạn cùng làm lấy trộm của cậu, cho vào đống lốp của họ. Biết vậy nhưng không chứng cớ, cậu chẳng biết kêu ai, đành chống mắt nhìn mấy tháng trời trôi qua trong tình trạng bị mất sức song chẳng được mấy đồng.

Đó mới chỉ là hai trong rất nhiều công việc chân tay Trần Lập từng làm ở khu làng thợ. Công việc nào cũng vậy, nhanh đến nhưng cũng rất nhanh đi. Chẳng việc nào cậu làm được bền lâu. Cũng chẳng công việc nào cứu nổi cậu thoát khỏi cảnh túng quẫn. Có một buổi trưa hè nắng như đổ lửa, Trần Lập lê bước trên đôi dép lê cũ rích đi lang thang dọc phố. Cái nắng hè gay gắt của Hà Nội tràn qua người cậu, chẳng nể nang gì, cứ thế dồn ép thể xác mỏi mệt, rồi đánh gục luôn cả tinh thần vốn đang ngấp nghé bờ vực thẳm. Cậu miên man trôi theo vô vàn suy nghĩ tiêu cực đang bốc càng lúc càng cao trong đầu. Giờ cậu chẳng nghề chẳng ngỗng, mà chuyện cơm áo gạo tiền vẫn cần phải lo. Tương lai thì mịt mù và lùng bùng trước mắt, như thể nó là một khu rừng rậm rạp đã mù sương lại còn đặc dày gai góc, bịt kín cậu với thực tại nghiệt ngã này. Liệu còn con đường nào cho Trần Lập đây?

Có một câu ngạn ngữ Anh tạm dịch là: "Chúa không bao giờ đóng cửa chính mà quên mở cửa sổ". Khi lối thoát cho những bế tắc thuở mới vào đời đều đã bị đóng lại hoặc bỏ qua, một lối thoát kỳ lạ khác lại xuất hiện trước mắt Trần Lập. Một lối thoát, bất ngờ thay, lại gắn liền với ước mơ đã được cậu cất giữ suốt bấy lâu trong góc sâu tâm trí của mình.

Chuyện xảy ra chỉ vài ngày sau lần Trần Lập suýt nữa tình nguyện xin đi lính. Hôm ấy, cậu được một cô bạn trong khu mời tới dự bữa tiệc sinh nhật được tổ chức ở một sàn nhảy có tiếng tại Hà Nội. Nói là tổ chức bữa tiệc sinh nhật ở sàn nhảy, nhưng không phải là bao nguyên sàn nhảy ấy, mà thật ra chỉ là đặt một bàn nhỏ ở đó để mọi người cùng ăn uống vui vẻ với nhau mà thôi.

Trong bữa tiệc, giữa những thanh âm nhạc sống dồn dập và những lời kích tướng của bạn bè, Trần Lập cuối cùng cũng liều mình lên hát thử. Tiếng hát của cậu không ngờ đã gây được ấn tượng với người trưởng ban nhạc của sàn nhảy hôm đó. Vậy nên, đến cuối buổi, anh ta gọi Trần Lập lại, đề nghị cậu hát cho ban nhạc và hứa trả công mỗi buổi mười nghìn đồng. "Tôi chỉ muốn hét toáng lên khi được nhận vào hát cho ban nhạc, quá bất ngờ. Được hát và nhận cát-xê mỗi tối là công việc trong mơ" - Trần Lập từng nói.

Công việc trong mơ ấy đã khiến cuộc đời Trần Lập rẽ hẳn sang một hướng khác. Nó cho cậu thêm nhiều mối quan hệ trong giới chơi nhạc, cũng như thúc đẩy cậu phải học nhạc chuyên nghiệp để theo đuổi con đường này lâu dài, thay vì chỉ hát theo lối bản năng như trước.

Bởi vậy, sau một thời gian đầu tập hát ở Nhà hát Tuổi Trẻ và được NSƯT Trọng Thủy giới thiệu, Trần Lập bắt đầu theo học nghệ sĩ Trần Hiếu ở Nhạc viện. Và tại đây, cậu vừa học vừa thi tiếp vào khoa Thanh nhạc, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.

Chính trong giai đoạn được đào tạo thanh nhạc bài bản ấy, Trần Lập bắt đầu để tâm đến việc tạo ra chất riêng cho giọng hát của mình. Cậu vừa áp dụng những kỹ thuật thanh nhạc được dạy, vừa pha vào đó lối hát bản năng vốn có để tạo nên âm giọng trầm khàn, khoáng đạt đặc trưng của Trần Lập mà khán giả vẫn biết đến ngày nay. Nhờ vậy mà sau này khi trở thành người hát chính của Bức Tường, Trần Lập đã trở thành nhân tố gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả ngay từ lần đầu tiên ra mắt.

Dĩ nhiên đó là chuyện của về sau, còn trong những ngày tháng này, cứ ban ngày Trần Lập đi học ở trường, ban đêm cậu lại bon bon chạy trên một chiếc xe đạp đua đến hết sàn nhảy này tới sàn nhảy khác trong nội thành Hà Nội. Thi thoảng nhiều sô quá, cậu mới đành phải nhờ bạn bè đèo xe máy chở đi. Vì vậy nên có những đêm cậu kiếm được những 200 nghìn đồng - một số tiền rất lớn ở thời kỳ ấy. Khó khăn dần dần lui bước, Trần Lập thật sự bước chân trên hành trình hướng tới ước mơ lớn của cuộc đời mình.

Quả thật, cho tới thời điểm này, âm nhạc như tiếng gọi của định mệnh đối với Trần Lập. Giữa những cơn sợ hãi hay u uất khổ ải, bao giờ cậu cũng sẽ vô thức tìm tới âm nhạc như tìm về một chốn nương náu của linh hồn. Và khi cuộc sống tưởng như đã rơi hẳn vào ngõ cụt, âm nhạc lại mở ra cho cậu một con đường khác tươi sáng hơn. Trên con đường đó, cậu bắt đầu trở nên tràn ngập mơ ước và niềm tin vào tương lai của mình.

Phần 1, còn tiếp...

(Trích sách Rong chơi - Trần Lập, rock, moto và những cung đường, tác giả Yo Le, 1980 Books - Nhà xuất bản Lao Động)

Sources: Vnexpress

Trần Lập
  » Bức Tường Nhớ Trần Lập Sau 3 Năm Mất
  » Diễn Viên Hóa Cố Nhạc Sĩ Trần Lập Gây Xúc Động
  » Vợ Trần Lập: 'Nhìn Chồng Trên Phim, Tôi Không Kìm Được Nỗi Nhớ'
  » Bức Tường Từng Tan Rã Vì Trần Lập Và Bạn Thân Mâu Thuẫn
  » Vợ Trần Lập Hỗ Trợ Các Bệnh Nhi Gặp Khó Khăn
  » Phim Tài Liệu Hé Lộ Góc Khuất Của Trần Lập Và Nhóm Bức Tường
  » MC Anh Tuấn Đệm Cello Cho Trần Lập 'Hát'
  » Thí Sinh The Voice Khiến Thu Minh Sụt Sùi Nhớ Trần Lập
  » Vợ Và Khán Giả Khóc Khi Thấy Trần Lập 'Trở Về' Trong Đêm Nhạc
  » Vợ Trần Lập: 'Con Tôi Thi Thoảng Vẫn Đòi Gặp Bố'
  » Nhóm Bức Tường Và Bạn Bè Hát Tưởng Nhớ Trần Lập
  » Bài thơ 'Trần Lập Gửi Vợ' Do Nguyên Thứ Trưởng Thông Tin Sáng Tác
  » Vợ Con Hát Nhớ Trần Lập Trong Sinh Nhật Bức Tường
  » MV 'Đường Đến Ngày Vinh Quang' Mang Tinh Thần Trần Lập
  » Xuân Bắc, Phan Anh Lau Nước Mắt Cho Các Con Trần Lập
  » Vợ Con Đau Xót Trong Tang Lễ Trần Lập
  » Nước Mắt Người Ở Lại Trong Đám Tang Trần Lập
  » Đoàn Môtô Đưa Trần Lập Về Thăm Nhà Lần Cuối
  » Tùng Dương Hát Tiễn Biệt 'Chiến Binh' Trần Lập
  » Vợ Con Trần Lập Khóc Ngất Trong Tang Lễ
  » Trần Lập An Nghỉ Trong Lời Cầu Nguyện Của Gia Đình, Bạn Bè
  » Trần Lập Về Nơi An Nghỉ
  » Hơn 500 Người Hâm Mộ Quay MV Tưởng Nhớ Trần Lập
  » Vợ Trần Lập: ‘Tôi Bất Lực, Trào Nước Mắt Vì Thương Anh’
  » Vợ Con, Bạn Bè Ghi Âm Ca Khúc Tưởng Nhớ Trần Lập