Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Ca Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Ca Sĩ » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (Kỳ Cuối) Ca Sĩ: Ái Vân    
Ngày Đăng: 22 Tháng 06 Năm 2013

Xem trên phim, thấy mọi thứ đẹp lung linh nhưng khi đi quay thì bối cảnh được chọn là một vùng rừng núi trên Hòa Bình, rồi lại ở trong các lán trại thì tôi thấy đâu có khác gì thời đi sơ tán.

Hàng ngày, ngoài đi học, tôi và Ái Xuân vẫn hào hứng đi biểu diễn. Một lần tôi bị viêm họng, mà trong buổi diễn thì chúng tôi song ca một ca khúc, tôi hát bè cao, Xuân hát bè thấp. Tôi nói Xuân phải chọn tông thấp hơn để những chỗ nào hát cao, Xuân có thể hát thế tôi. Thuyết phục mãi Xuân không chịu nên hai chị em cãi nhau kịch liệt. Ra tới sân khấu, hai đứa mỗi đứa quay mặt một nơi không thèm nhìn nhau. Tôi hát một kiểu, Ái Xuân hát một kiểu, đúng là ông chẳng bà chuộc không ra làm sao cả. Tiết mục thất bại thảm hại. Khi diễn xong, hai đứa lại cãi nhau, đổ lỗi cho nhau, bực không chịu được. Kết quả là khi xe đưa về tới nhà thì cũng là lúc hai đứa mặt mày nhem nhuốc phấn son vì khóc như mưa. Cả nhà xúm lại hỏi han, anh Văn nghiêm khắc: “Chuyện gì đã xảy ra thế?”. Nghe hết câu chuyện, anh Văn tức giận lôi hai đứa chúng tôi tới trước mặt má. Má nói: “Hai đứa con ở ngoài đời là hai chị em, nhưng lên sân khấu thì là hai diễn viên. Tuyệt đối không được mang chuyện ngoài đời mà ảnh hưởng đến sân khấu. Do vậy, má phạt các con không được đi biểu diễn trong đợt tới nữa!”. Nghe lời dạy dỗ của má, chúng tôi đành rối rít xin lỗi và hứa không bao giờ cãi nhau nữa.

Cũng năm 1968, tôi lần đầu được đi đóng phim. Đó là bộ phim Rừng xà nu chuyển thể từ truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức nhà văn Nguyên Ngọc). Vai chính là Mai và Nu do diễn viên Thuỵ Vân và Trọng Khôi thể hiện. Còn tôi và bạn trai tên Kiện thì được chọn vào vai của Mai và Nu hồi còn nhỏ. Tôi đã được xem vai diễn của chị Thuỵ Vân trong phim Nổi gió nên khi được chọn đóng phim cùng chị thì thích lắm. Xem trên phim, thấy mọi thứ đẹp lung linh nhưng khi đi quay thì bối cảnh được chọn là một vùng rừng núi trên Hòa Bình, rồi lại ở trong các lán trại thì tôi thấy đâu có khác gì thời đi sơ tán. Cảm giác thất vọng tràn trề chưa tan hết thì bắt đầu vào các cảnh quay.

Ca sĩ Ái Vân.

Nhân vật Mai mà tôi thủ vai lúc còn nhỏ làm công việc giao liên. Do vậy, cùng bộ trang phục áo váy dân tộc Tây Nguyên để tay trần, các cảnh quay mà nhân vật tôi thủ vai chỉ chủ yếu là … chạy. Giao liên mà. Chạy và chạy thật nhanh. Tôi cứ vai trần, chân trần như vậy, băng băng giữa suối, chả hiểu bị lạ nước thế nào, mà ngứa phát điên lên. Rồi một bữa vừa ngủ dậy, thò chân xuống dưới giường thì thấy chạm vào vật gì đó mềm mềm, nhũn nhũn, trơn trơn. Hoảng hồn nhìn kỹ lại, cha mẹ ơi, một con rắn đang cuộn tròn tỉnh queo dưới chân tôi. Tôi hét lên một tiếng làm kinh động suốt cả khu lán trại hoang dã và tạm bợ ấy.

Cảnh quay khác, khi chúng tôi tới Tam Đảo. Không khác gì ở Hòa Bình, tôi lại chạy từ trên đỉnh dốc xuống chân dốc, rồi lại chạy từ chân dốc lên đỉnh dốc, chạy hoài như vậy vài lần đạo diễn mới vừa ý. Vừa dừng lại thở gấp gáp vì mệt rũ người ra, thì đạo diễn Nguyễn Văn Thông tới và nói: “Cháu đưa chân đây”. Tôi rất ngạc nhiên, chưa hiểu vì sao chú lại có yêu cầu kỳ lạ như vậy nhưng cũng ngoan ngoãn làm theo. Hóa ra mỗi kẽ chân của tôi là một con vắt đã hút máu tới no tròn. Kinh hoàng và giận dỗi vô cớ, tôi một mình đi phăm phăm lên đỉnh đồi cả hai, ba cây số, rồi đứng khóc tức tưởi. Giấc mộng đi đóng phim để được gặp chị Thuỵ Vân đã không thành hiện thực vì Mai lớn đâu có diễn chung với Mai bé, rồi lại gặp rắn, bị ngứa, và vắt cắn khiến tôi vừa thất vọng vừa sợ khiếp vía. Khóc chán chê, không còn lựa chọn nào khác, tôi lại một mình mò xuống chân núi, nơi đoàn làm phim đang chờ.

Năm 1969, chiến sự vẫn đang vô cùng nóng bỏng. Tin tức về những cuộc họp tại Hội nghị Paris được sự quan tâm của mọi người dân, ai cũng mong chiến tranh mau kết thúc. Sáng nào ba tôi cũng dán mắt vào tờ báo Nhân Dân để theo dõi tình hình chiến sự, sau đó thuật lại các tin chính cho cả nhà cùng nghe.

Hà Nội xưa - Ô Quan Chưởng.

Thời gian này, đoàn nghệ thuật hùng hậu được thành lập để sang diễn phục vụ bà con Việt kiều bên Pháp và song hành cùng Hội nghị Paris. Ngoài ca múa nhạc, đoàn còn bổ sung thêm các bộ môn nghệ thuật khác như chèo, tuồng, hò Huế, ngâm thơ và cải lương. Các nghệ sĩ tên tuổi và nổi danh như cồn thời đó như Công Thành, Tấn Đạt, Hoàng Nghĩa, Thanh Vy, Kim Chính, Quý Dương, Trần Hiếu, Quang Hưng, Thanh Huyền, Bích Liên, Châu Loan, Diễm Lộc… đều tham gia góp giọng trong chuyến đi lịch sử này.

Đoàn cải lương của má tôi tập tuồng suốt đêm suốt ngày, miệt mài và nghiêm túc. Ai cũng mệt, nhưng rất vui. Má Ái Liên của tôi tham gia tiết mục dân ca, bài Lý con sáo và Ru con (Nam bộ). Má cũng cùng các nghệ sĩ cải lương khác biểu diễn một số vở, trong đó có Nàng tiên mẫu đơn. Vì thiếu diễn viên nên vừa xong tiết mục của mình, má đã hóa trang thành mặt đen nhẻm, mặc trang phục “Thiên tướng”. Tới đoạn thiên tướng ra oai, thét vang thì phi thân lên bục múa võ với hai chiếc chuỳ quay vù vù. Nhìn má tôi diễn rất oai phong, lẫm liệt.

Chương trình nghệ thuật tổng hợp này, tuy hạn chế số lượng nghệ sĩ tham gia, nhưng có sự kết hợp nhịp nhàng cùng các Việt kiều, đã tạo nên thành công rất lớn và gây tiếng vang tại Pháp khi đó.

Má tôi sau này đã kể lại câu chuyện rất hài khi đi diễn trong chương trình này. Nghệ sĩ Công Thành trên sân khấu có đoạn vừa ngồi võng vừa diễn xuất. Vì mải diễn không để ý, tới khi đến võng định ngồi xuống thì bỗng thấy nghệ sĩ khựng lại, không dám ngồi. Hóa ra mấy anh Việt kiều phụ trách cảnh trí như anh Xuân, anh Phước đã tinh nghịch bày trò trêu ghẹo nghệ sĩ. Mấy anh đã kín đáo đặt vào trong võng rất nhiều kìm và búa. Trong khi chú Công Thành đang lúng túng chưa biết cách ứng phó với tình huống bất ngờ này ra sao, thì các anh em nghệ sĩ khác ôm bụng cười nghiêng ngả trong cánh gà.

Cùng diễn bên lề Hội nghị Paris còn có một đoàn nghệ thuật khác của phía “bên kia” do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm trưởng đoàn bao gồm nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tài danh ở phía Nam thời đó. Sau này khi định cư tại Hoa Kỳ, tôi đã có nhiều dịp được gặp và làm việc chung, trở nên thân tình với gia đình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Việc này tôi sẽ đề cập đến trong những chương sau.

Thời gian này, phố Huế, Hà Nội của tôi rộ lên phong trào tập thể dục mỗi ngày vào lúc 5 giờ sáng. Khi loa truyền thanh phát xong nhạc hiệu là lúc giờ thể dục bắt đầu. Trời vẫn còn chưa sáng rõ, đèn đường còn chưa tắt, mọi người đã lục tục kéo nhau ra 2 bên vỉa hè chuẩn bị tập thể dục theo hướng dẫn trên loa. Khi giọng nữ phát thanh viên bắt đầu: “Nghiêm, hít thở, một, hai ba bốn, hai hai ba bốn…”, ai nấu đều giơ tay lên xuống nhẹ nhàng, hít thật sâu cái tinh khôi ngọt ngào của không gian yên ả phố phường vẫn còn đang ngái ngủ. Khi tới giữa bài tập cũng là lúc chuyến tàu điện đầu tiên leng keng đi qua phố Huế lúc 5:15. Một lúc sau, thành phố mới bắt đầu thức dậy với những sinh hoạt ngày thường, những âm thanh rộn rã, mà việc đầu tiên trong ngày đó chính là việc đi xếp hàng mua thịt, cá, mỡ, gạo, rau và các nhu yếu phẩm.

Từ phong trào tập thể dục lại … lan sang phong trào lạ khác nữa: phong trào uống nước. Chẳng biết từ đâu xuất hiện một tài liệu cho rằng, nếu sáng ra uống liền 2 lít nước trắng thì con người sẽ mạnh khoẻ, bệnh tật tiêu tan hết sạch. Thế là nhà nhà, người người rộn ràng với việc hứng nước, nấu nước, lọc nước ngay từ tối hôm trước. Nhà tôi đông người nên các loại chai to chai nhỏ cùng cặp lồng, xoong nồi được tận dụng tối đa, bày la liệt khắp nơi. Khát nước mà uống thì là chuyện đương nhiên, nhưng khổ nỗi mới sáng sớm ra chưa ăn uống gì mà liền một lúc 2 lít nước thì chẳng khác cực hình. Vài ngụm đầu thì không sao, càng về sau càng sợ hãi. Đến lúc “cao trào đỉnh điểm”, trước sự giám sát của cả nhà, mấy anh chị em chúng tôi phải nín thở cố uống cho khỏi … nghẹn nước, trong lúc nước mắt nước mũi chảy ròng ròng!

Sau đó, lại đến Đoàn cải lương Nam bộ của má tôi rộ lên phong trào thể thao, đặc biệt là bộ môn bóng bàn. Hai nhà vô địch bóng bàn hồi ấy là chị Nguyễn Thị Mai và anh Nguyễn Ngọc Phan thỉnh thoảng được mời về đánh “biểu diễn” và huấn luyện cho các nghệ sĩ. Sau này, đội bóng bàn của Sở Thể dục thể thao và Đoàn cải lương Nam bộ trở nên rất thân thiết nhau.

Bằng Tốt nghiệp ĐH Thanh nhạc của Ái Vân.

Trong đám con em các nghệ sĩ, Ái Xuân chơi bóng bàn được đánh giá vào loại khá. Năm đó, Ái Xuân vào đội trống của Câu lạc bộ thiếu niên tham gia diễu hành ngày 1/6. Từ lúc 3h sáng, tất cả những thiếu niên tham gia đã phải tập trung ở Vườn Bách thảo rồi. Đoàn diễu hành hàng lối chỉnh tề, áo trắng váy xanh, mũ ca-lô đội lệch nhìn rất oai, vừa đi vừa đánh trống tưng bừng. Ái Xuân được đứng hàng đầu, hiên ngang vung tay đánh trống rất khí thế, bỗng “bép” một cái, chân của Xuân lọt thỏm vào giữa bãi phân trâu. Thế là Xuân vội vội vàng vàng tháo cả trống cả dùi, mếu máo tìm vòi nước kỳ cọ cho sạch giày, sạch chân. Sau đó, phải chạy tìm kiếm mãi, Ái Xuân mới đuổi theo kịp đội hình. Chẳng biết có phải dẫm phân trâu hên hay không, mà năm đó Ái Xuân đoạt Giải 5 Học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc, Giải 5 thi bóng bàn. Em lại đang học lớp Năm. Vậy là thành 555!

Mùa hè trôi qua thật nhanh. Rồi tôi cũng chuẩn bị để vào cấp 3 (bây giờ gọi là THPT). Ba tôi lúc đó tìm mọi cách để chọn trường phù hợp với tôi, vì các trường cấp 3 tại Hà Nội vào thời điểm đó còn đi sơ tán chưa về đầy đủ. Duy chỉ có hai trường là Xuân Đỉnh và Yên Hòa thì lại nằm ở ngoại thành, khá xa nhà tôi, và cũng rất khó khăn để xin vào học. Một hôm không biết ba đi thu thập tin tức ở đâu về thông báo: “Có trường học cho Ái Vân rồi, con vào trường nhạc, vừa học thanh nhạc lại vừa học được tất cả các môn giống hệt như trường cấp 3”. Tôi không muốn học thanh nhạc nên nói với ba má: “Con muốn trở thành nghệ sĩ cải lương”. Nghe xong, má gọi tôi lại và nói: “Xuân hát cải lương thì rất mùi. Nhưng Vân không có đủ cái e đó. Con hát cải lương giống như Tây hát nên học thanh nhạc sẽ phù hợp hơn”.

Lời nói của má như gáo nước lạnh tạt vào người tôi trong một ngày mùa đông rét tái tê của Hà Nội. Cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi từ việc chọn trường này. Đơn giản mà cũng vô cùng trọng đại.

Hết trích đăng chương 1.

Sources: vnexpress

Ái Vân
Tiểu Sử Ái Vân
  » Nhan Sắc Ái Vân Qua Thời Gian
  » Ái Vân Và Dàn Diễn Viên Phim 'Chị Nhung' Sau Hơn 45 Năm
  » Ái Vân Hội Ngộ Người Chồng Thứ Hai: Mọi Oán Hờn 'Để Gió Cuốn Đi'
  » Tự truyện Ái Vân (Phần Cuối): Cuộc Sống Thời Đào Hầm Tránh Bom
  » Tự Truyện Ái Vân (Phần 6): Nỗi Đau Bị Mất Căn Nhà Yêu Dấu
  » Tự Truyện Ái Vân (phần 5): Cuộc Ly Hôn Lặng Lẽ
  » Tự Truyện Ái Vân: Hư Thai Con Đầu Lòng Vì Chạy Show Trả Nợ
  » Tự Truyện Ái Vân: Người Chồng Sắp Cưới Gây Nợ Nần
  » Tự Truyện Ái Vân: Tiếng Sét Ái Tình Ở Tuổi 22
  » Ái Vân Hát, Giao Lưu Ở Đường Sách TP HCM
  » Tự Truyện Ái Vân: Tuổi Dậy Thì Mơ Về 'Cánh Buồm Đỏ Thắm'
  » Tự Truyện Ái Vân Bỏ Trắng Bảy Trang Về Người Chồng Thứ Hai
  » Ái Vân Về Nước Ra Mắt Tự Truyện 'Để Gió Cuốn Đi'
  » Ái Vân Về Nước Tham Gia Giai Điệu Tự Hào
  » Thành viên EXO, SISTAR, SHINee làm MC đêm nhạc Việt - Hàn
  » “Chuyện đời ca sĩ Ái Vân”: Sẽ Có Một Phần Những Cuộc Tình Quá Khứ
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (Kỳ Cuối)
  » Ca sĩ Ái Vân Gặp Nhiều Khó Khăn Khi Viết Hồi Ký
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (10)
  » Chuyện đời ca sĩ Ái Vân - hồi ức một đóa hồng (9)
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (8)
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (7)
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (6)
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (5)
  » Chuyện Đời Ca Sĩ Ái Vân - Hồi Ức Một Đóa Hồng (4)