Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Tìm Lại Chuẩn Mực Hát Chầu Văn Ca Sĩ: Hoài Linh    
Ngày Đăng: 04 Tháng 01 Năm 2016

Nhiều người đổ xô đi học hát chầu văn theo trào lưu vì kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, lề lối cổ xưa, chuẩn mực của không gian hát chầu văn hay niêm luật, thể điệu của ông cha truyền lại đã không còn

Ngày 5-1, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trên thế giới sẽ có mặt tại TP Nam Định tham dự hội nghị bàn tròn về việc lập hồ sơ trình Tổ chức UNESCO công nhận “Đạo Mẫu, lên đồng và chầu văn” là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thực trạng biến tướng của hát chầu văn đang là điều mà nhiều nhà nghiên cứu lo ngại.

Nhuốm màu mê tín

GS-TS Trần Quang Hải (Pháp), một trong những nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hàng đầu thế giới, nhìn nhận: “Sự biến tướng này ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ: xem chầu văn, lên đồng là hoạt động buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan. Vì thế, cần phải chấn chỉnh ngay thực trạng này”.

Theo GS-TS Hải, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam đưa nghệ thuật hát chầu văn lên hàng đầu trong năm 2016 với hàng loạt sự kiện hội nghị, hội thảo, tổ chức nghiên cứu, khảo sát để sớm hoàn tất hồ sơ trình UNESCO, trước cả nghệ thuật hát then, bài chòi. Bởi lẽ, loại hình nghệ thuật dân tộc này đang phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, nước ta có hơn 1.000 người hát chầu văn, người cao tuổi nhất là 93, ít tuổi nhất là 16.

“Cái dễ của người hát chầu văn hiện tại là nhiều lời hát Hán - Nôm đã được dịch sang quốc ngữ. Các phần biểu diễn của cung văn được đưa lên internet rất nhiều và việc học trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Thế là người người đổ xô đi học hát chầu văn theo trào lưu vì kiếm được nhiều tiền nhưng lề lối cổ xưa, chuẩn mực của không gian hát chầu văn, những niêm luật, thể điệu của ông cha truyền lại đã không còn” - GS-TS Trần Quang Hải lo ngại.

NSƯT Văn Tỵ và các cung văn thể hiện những thể điệu hát chầu văn Ảnh: CUNG HƯNG

Ông Hải cho rằng nhiều cung văn trẻ đa phần không biết ngũ cung, không biết “up”, “chênh” (những làn điệu hát văn cổ) mà chỉ thuộc lối “xá” đơn giản là đã hành nghề ở các điện, phủ, cốt sao được nhiều bà đồng yêu quý, ban lộc. Hiện nay, giá một cỗ chầu văn hơn 100 triệu đồng, chưa kể vàng mã đốt phung phí. Những người tham gia cúng cỗ chầu văn thì đem tiền, vàng, ngoại tệ để đổi lấy lời phán truyền hết sức mê tín dị đoan.

Hơn nữa, theo nghệ nhân Văn Tỵ, việc biến tấu hát chầu văn theo kiểu dùng ngôn từ “rẻ tiền” đang có xu hướng gia tăng, chẳng hạn: “Họ Trần ơi, đừng ngại chớ lo, ván này mà hầu mất một thì cuối năm ăn lộc mười”. Tất cả đã làm giảm đi vẻ đẹp vốn có của hát chầu văn.

Đừng để biến tướng thêm

Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam), bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với lời văn trau chuốt, nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát chầu văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát chầu văn là cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Vào thời kỳ này, thường có các cuộc thi để chọn người hát cung văn.

Từ năm 1954, hát chầu văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát chầu văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm hát chầu văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.

“Hiểu sai mục đích, làm lệch đi giá trị đẹp mang tính nhân văn sâu sắc của nghệ thuật này tức là chúng ta làm giảm đi giá trị của hát chầu văn” - GS-TS Ngô Đức Thịnh nhận xét.

Cách đây 2 năm, tại TP Nam Định và huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Chi hội Folklore châu Á phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị”. Hội thảo nhằm tôn vinh giá trị của Đạo Mẫu, lên đồng và chầu văn - di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Việt Nam; thực hiện chủ trương của nhà nước về việc lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đồng thời, đây là cơ sở khoa học để tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa quần thể kiến trúc Phủ Dầy cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, bảo tồn nghi lễ chầu văn và hát chầu văn của người Việt ở Nam Định.

Theo GS-TS Trần Quang Hải, từ cơ sở khoa học của hội thảo lần này, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa thế giới sẽ trao đổi xung quanh vấn đề lập hồ sơ khoa học “Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. “Theo tôi, trước hết, căn cứ vào lịch sử của tín ngưỡng Tứ phủ thì hát chầu là thể loại hình thành sớm hơn các thể loại dân ca khác” - ông cho biết.

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghệ thuật chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức tụng ca công đức của Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và Đức Thánh Cha (Trần Hưng Đạo). Không gian của nghệ thuật chầu văn cổ truyền là ở các đền, phủ, miếu thường kết hợp với hầu bóng. Người xưa quan niệm đó là phương thức hữu hiệu để mọi người có thể giao tiếp với Mẫu, với chư vị linh thần nhằm bày tỏ lòng biết ơn và hướng thiện. Đặc biệt, các Mẫu Tứ phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Nhạc, Mẫu Thoải) là biểu tượng của tín ngưỡng dân gian trong tâm thức cộng đồng dân tộc.

Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn

Trong cuộc sống đương đại, việc đưa nghệ thuật dân tộc nói chung, hát chầu văn nói riêng, vào học đường và có giáo trình giảng dạy, phân tích sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về bộ môn nghệ thuật này. “Theo tôi, nước ta có nhiều di sản văn hóa. Vì thế, phải tập trung lại thành giáo trình giảng dạy ở các cấp học để thế hệ trẻ biết rõ hơn về các di sản văn hóa của dân tộc, nhất là di sản đã được thế giới công nhận, từ đó góp sức bảo tồn, gìn giữ và phát huy” - GS-TS Trần Quang Hải nhấn mạnh.

Sources: NLD

Hoài Linh
Tiểu Sử Hoài Linh
  » Ảnh Sao 29/3: Phan Hiển Nịnh Khánh Thi
  » Ảnh Sao 18/1: Hoài Linh Cùng Em Trai Thăm Mộ Bố
  » Ảnh Sao 10/12: Nghệ Sĩ Hoài Linh Tụ Họp Cùng Các Em Ở Mỹ
  » Hoài Linh Tiết Lộ Sức Khỏe Ở Tuổi 54
  » Ảnh Sao 10/1: Hoài Linh Thăm Đoàn Phim Của Kha Ly - Thanh Duy
  » Hoài Linh Tung Hứng Cùng Dàn Sao Hài Trên Sân Khấu Kịch
  » Ảnh Sao 31/10: Hoài Linh Để Tóc Dài
  » Nghệ Sĩ Miền Nam Cúng Tổ Nghề Sân Khấu
  » Sáu Anh Em Nhà Hoài Linh - Dương Triệu Vũ Tề Tựu Bên Mộ Bố
  » Ảnh Sao 8/1: Hoài Linh Tái Ngộ Khán Giả
  » Ảnh Sao 19/12: Gia Đình Mừng Sinh Nhật NSƯT Hoài Linh
  » Công An Rà Soát Hoạt Động Từ Thiện Của Hoài Linh Ở Quảng Trị
  » Gỡ Bỏ Hình Ảnh Hoài Linh Là Hành Động Đúng Đắn
  » Hoài Linh: 'Nhiều Người Thắc Mắc Tôi Có Biển Thủ Hơn 13 Tỷ Đồng Không'
  » Nghệ Sĩ Thanh Hằng Khóc Khi Cảm Ơn Hoài Linh
  » Cuộc Sống Của Con Trai Cả Hoài Linh Ở Mỹ
  » Gia Đình Chí Tài Gửi Hoài Linh 1,9 Tỷ Đồng Phúng Điếu Làm Thiện Nguyện
  » Nghệ Sĩ Hoài Linh Quyên Góp Được Hơn 9 Tỷ Đồng Sau Tám Ngày Kêu Gọi
  » Hoài Linh: '5 Tháng Không Có Show, Tôi Đã Nghĩ Phải Bán Hàng Online'
  » Hoài Linh Ở Nhà Thờ Làm Vườn 4 Tháng Qua
  » Hoài Linh: ‘Tham Gia Game Show Nhiều, Khán Giả Ít Xem Tôi Diễn’
  » Hoài Linh, Trấn Thành
  » Hoài Linh Ăn Cơm Hộp Trong Hậu Trường Live Show Chí Tài
  » Chí Tài: 'Nhiều Đàn Em Muốn Học Hoài Linh Nhưng Không Được Đâu'
  » Hoài Linh: 'Tôi Hết Hồn Khi Nghe Tin Cung Văn Hóa Việt Xô Bị Cháy'