Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » NSƯT Hữu Quốc: Người Không Có Tuổi Thanh Xuân Ca Sĩ: Hữu Quốc    
Ngày Đăng: 10 Tháng 08 Năm 2014

Hơn 25 năm qua, các vai diễn của anh đều bị "già hóa". Hầu hết nhân vật đều gần gấp đôi số tuổi của diễn viên. Đó là NSUU Hữu Quốc.

Nghệ sĩ Hữu Quốc (vai lão Chung) và nghệ sĩ Trinh Trinh trong vở Cung đàn cho em - Ảnh: Nguyễn Lộc

ối 8-8, đêm diễn chuyên đề “NSƯT Hữu Quốc và những vai lão” đã diễn ra tại rạp Thủ Đô. Có thể nói đây là sô diễn riêng đầu tiên trên sân khấu cải lương mà nhân vật chính chỉ toàn vào vai lão.

Lạ hơn nữa là hầu hết nhân vật đều gần gấp đôi số tuổi của diễn viên. Mà nào chỉ mới đây, số phận bị... già hóa trên sân khấu của anh đã diễn ra 25 năm qua!

"Đến bây giờ đã có tên tuổi chút đỉnh nhưng nhiều khi ra đường vẫn có những khán giả không nhận ra tôi. Khi tôi cất giọng, họ ngờ ngợ và đến hỏi xem có phải là tôi ở vai diễn này, vai diễn kia không. Tôi không còn những nỗi buồn thời bé dại, khán giả nhớ đến vai diễn của mình vậy là tôi hạnh phúc rồi!"

Sinh ra tại Sài Gòn trong gia đình có tới mười người con, cả dòng họ chẳng ai vướng víu nghiệp cầm ca. Nhưng bà nội Quốc cực kỳ mê coi hát bội, cải lương. Hằng tuần bà đều dẫn anh đến rạp Long Vân (Nhà văn hóa Sinh viên ngày nay) để coi hát cùng bà. Coi riết đâm ghiền, tuần nào bà không đi, anh út Hữu Quốc tự lội bộ từ nhà đến rạp cả cây số để coi hát. Không có tiền mua vé, anh chàng đi đại vào lối dành cho nghệ sĩ. Bảo vệ có chặn lại thì làm liều nói bừa mình là con nghệ sĩ A, nghệ sĩ B...

Tới năm 11 tuổi thấy con trai mê hát quá, mẹ anh nhờ người giới thiệu cho anh đến học với thầy Út Trong (thầy của NSƯT Thanh Nga). Học chưa được bao lâu thì Quốc làm mất chiếc xe đạp mới mua. Mẹ anh bảo: “Má cố gắng lắm mới mua cho con được chiếc xe đó. Con làm mất thì tự xoay xở đi!”.

Vậy là cứ ngày hai buổi, sáng Quốc lội bộ từ nhà (đường Trần Nhân Tôn, Q.10) ra Trần Hưng Đạo (Q.1) học ca, chiều lại tiếp tục lội bộ từ nhà ra Trường Nguyễn Tri Phương (Q.10) để học văn hóa. Ròng rã suốt hai năm trời, đến một ngày thầy Út Trong gọi lại và bảo anh đăng ký đi thi. Thầy Út Trong nổi tiếng có mắt nhìn người, ai nhắm đậu thầy sẽ bảo đi thi, ai còn yếu thầy sẽ cản. Năm đó Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đang mở đợt thi tuyển học viên cho lớp diễn viên cải lương khóa 3. Chiến đấu với cả ngàn thí sinh, Quốc trở thành một trong 40 học viên chính thức của khóa và là học viên nhỏ tuổi nhất. Năm đó anh 13 tuổi.

Vào trường, giọng ca vẫn còn lồng lộng nên Quốc được giao rất nhiều vai con nít. Năm 14 tuổi bị vỡ giọng, đó là giai đoạn khó khăn với Quốc. Anh bất lực trước tài sản quý giá nhất của người nghệ sĩ cải lương là giọng ca bị biến tướng qua nhiều sắc thái... lường không nổi: từ ồ ồ vịt đực rồi tự nhiên bị già hẳn. “Định mệnh” ấy đã buộc Quốc gắn đời mình với vai già. Anh tự trào: “Coi như tôi không có tuổi thanh xuân, từ những vai con nít tôi đi một lèo qua vai già luôn!”.

Vai lão đầu tiên mà Quốc tập là Tư Đồ (Lữ Bố hí Điêu Thuyền). Khi NSND Phùng Há giao vai diễn này, cậu bé Hữu Quốc đã khóc nức nở. Dù được thầy khuyên nhủ rất nhiều điều hữu ích, dù cũng lờ mờ nhận ra những ý niệm, nhưng sự háo hức của người trẻ muốn được đẹp trên sân khấu, muốn được khán giả nhớ đến khiến Quốc vẫn không thôi ấm ức.

Diễn vai già, Quốc phải hóa trang cho da mình sạm đi, vẽ rằn ri mấy nếp nhăn, rồi đeo râu bạc trắng trên cằm. Bởi vậy, tan buổi diễn khán giả réo gọi, tay bắt mặt mừng đào kép chánh, còn anh chàng diễn viên đóng lão trẻ măng đứng xớ rớ mà chả ai để ý, lỡ có nhìn họ cũng không đoán được “thằng nhỏ” này đóng vai nào trong tuồng. Quốc bảo chẳng biết vui hay buồn khi anh là người chứng kiến được khoảnh khắc thời cải lương còn thịnh khi Vũ Linh, Tài Linh, Kim Tử Long... còn “làm mưa làm gió” trên sân khấu, và sau đó là đi vào giai đoạn khó khăn. Những nghệ sĩ trẻ “được phước” làm đào kép chánh còn khó khăn tìm kiếm sô diễn nói gì đến anh - người trẻ chỉ chuyên đóng vai già, chưa được khán giả nhớ đến. Gập ghềnh bao vây tứ phía với anh chàng diễn viên trẻ, để sống được, có thời gian anh phải làm thêm công việc trang điểm cô dâu. Bạn bè cũ họp mặt anh cũng trốn biệt vì mang mặc cảm, người ta làm bác sĩ này, kỹ sư nọ, còn mình... Khoảng thời gian u ám đó đã được anh cô đặc một nỗi buồn để đưa vào bài hát anh viết trong sô diễn: “Có những đêm tôi chờ hát âm thầm, có những lần tôi muốn dừng chân...”.

Nhưng rồi đam mê như máu chảy trong tim đã níu chân Quốc lại với nghiệp hát. Bà Huỳnh Mai - phó giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - nhận xét: “Hữu Quốc là người có tài. Khi còn học ở trường Quốc rất thông minh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt bài vở, hóa thân vào nhân vật”. Chính sự thông minh và nhạy cảm đó đã giúp Quốc có bản lĩnh tiếp cận các nhân vật ở góc nhìn riêng, xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình mà không lặp lại ở những người đi trước.

Thời tuổi đôi mươi, Quốc liên tiếp gặt hái cho mình rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ: HCV Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1995 với vai giáo sư Vinh nghiêm cẩn trong Bản tình ca quê mẹ, là diễn viên cải lương duy nhất đoạt giải diễn viên xuất sắc trong Liên hoan sân khấu mùa thu năm 1998 với vai ông Nhẫn trong vở Cung bậc tình yêu, năm 1999 anh đoạt HCV Giải Trần Hữu Trang với vai ông Sáu trong Bão rừng tre. Thế nhưng khát khao được làm kép trẻ trong Quốc vẫn chưa tắt. Năm 2000 anh tham gia một hội diễn với vai anh chàng Việt kiều trong vở Khúc ly hương, rốt cuộc ra về trắng tay. Quốc than: “Sao tôi toàn có duyên với vai già, còn đụng vô vai trẻ là... trớt huớt hà!”.

Thế là từ đó Quốc yên tâm với những vai “ông già” của mình. Ngộ hơn là anh ngày càng thêm yêu những “ông già” đó. Anh học cách phân tích tâm lý cặn kẽ để thấy mỗi “ông già” có nét hay riêng mà mình cần phải khai thác cho tới. Anh học được từ NSƯT Hữu Châu cách hóa trang sao cho ra ông già dữ hoặc ông già hiền... Những nỗ lực của Quốc rồi cũng được mọi người thừa nhận, đi đâu anh cũng được khen là... già tự nhiên!

NSƯT Hữu Quốc vai lão Quý trong vở Hòn vọng phu - Ảnh: Ngọc Vân

25 năm bền bỉ với những vai lão đã tạo nên dấu ấn riêng cho Hữu Quốc. Ông Phan Quốc Hùng - nguyên giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - nói: “Phải nói trong lớp diễn viên trẻ hiện nay khó có ai đóng được vai lão tốt như Hữu Quốc. Bây giờ nó mà bỏ đóng vai lão là không biết kiếm ai thế vô nữa!”. Những “ông già” của Hữu Quốc truyền cảm xúc cho người xem bởi lối diễn tinh tế trong từng động tác, ánh mắt, cơ mặt, cách lấy hơi, nhả chữ. Xem anh diễn, người ta không có chút lợn gợn bởi một người trẻ phải gồng để hóa già. Không ít người trong làng gọi Hữu Quốc là “Diệp Lang 2” của sân khấu cải lương. Trong lần nghệ sĩ Hương Lan thực hiện vở Hương đồng cỏ nội, bà mời NSND Diệp Lang diễn bốn suất, do ông bận việc chỉ nhận hai suất, hai suất sau ông đề cử Hữu Quốc thay vai của ông.

Không chỉ gây ấn tượng với vai lão, Hữu Quốc còn có thêm khả năng viết kịch bản, đạo diễn. Nhiều vở diễn, chặp cải lương do anh viết và dàn dựng đã được phát trên sóng HTV. Anh cũng là gương mặt khá quen thuộc trong nhiều vở kịch ở các sân khấu 5B, Thế Giới Trẻ, Kịch Ngọc Trinh... Kể từ sau khi làm MC cùng Quế Trân ở Giải Trần Hữu Trang, Quốc cũng bén duyên MC không chỉ lĩnh vực cải lương mà còn ở sân khấu ca nhạc với lối dẫn trầm tĩnh, hóm hỉnh.

Hữu Quốc khẳng định bây giờ anh đã có thể sống được với nghề, những lời thầy cô từng dạy “Không có vai diễn nhỏ, chỉ có người nghệ sĩ nhỏ không biết làm mình lớn hơn qua từng vai diễn”, với cá nhân anh, càng ngẫm anh càng thấy đúng.

Sân khấu cải lương đang cực kỳ thiếu những nghệ sĩ chịu đầu tư vào các vai lão, mụ, độc, lẳng... - những vai góp phần đem lại kịch tính cho một vở diễn, thì trường hợp Hữu Quốc có lẽ đáng là kinh nghiệm quý báu với nhiều nghệ sĩ trẻ.

LINH ĐOAN

“Với những vở diễn mang yếu tố biểu diễn và tính học thuật cao, tôi thường ưu tiên mời Quốc, chẳng hạn như vở Bến nước Ngũ Bồ, Cơn hồng thủy... bởi Quốc luôn xả thân vì vai diễn. Tôi quý Quốc vì Quốc không chỉ chăm chút cho vai diễn của mình mà còn biết dòm ngó những vai diễn khác, góp ý để các nhân vật cùng hỗ trợ nhau cho ra đời một vở diễn tốt. Thích nhất là cách Quốc diễn không bao giờ khô cứng. Tinh tế, sâu lắng nhưng cũng có chút hài hước, duyên dáng. Tôi cho rằng Quốc là người đa năng, không chỉ vai lão, ở vai trò nào anh cũng làm tốt. Diễn viên như Quốc bây giờ phải nói là khó kiếm”.

Sources: baomoi

Hữu Quốc
Tiểu Sử Hữu Quốc
  » Dàn Nghệ Sĩ Dự Đám Cưới Cháu Gái Vũ Linh
  » 30 Nghệ Sĩ Gạo Cội Tái Diễn Vở “Đời Cô Lựu”
  » Thu Trang - Hữu Quốc Thắng 600 Triệu Đồng Từ 'Tài Tử Tranh Tài'
  » Xếp Tên Nghệ Sĩ: Cười Ra Nước Mắt
  » Nghệ Sỹ Hữu Quốc Xót Xa Khi Hay Tin Nghệ Sỹ Đỗ Linh Qua Đời
  » NSƯT Hữu Quốc: Người Không Có Tuổi Thanh Xuân
  » NSƯT Hữu Quốc 25 Năm Mê Vai Ông Già
  » Nghệ Sĩ Ưu Tú Hữu Quốc Phô Diễn Khả Năng Đóng Vai Già
  » NSƯT Hữu Quốc Và Những Vai Lão
  » Phương Hồng Thủy Giả Con Nít Diễn Cải Lương Phòng Trà
  » “Sao” Cải Lương Ra Bắc
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Ảnh Sao 20/4: Hoàng Oanh Nhìn Lại Hai Năm Ly Hôn
  » Trấn Thành Đưa Hari Won "Nhập Cung"
  » Ảnh Cưới Glamping 'Như Đi Chơi' Của Anh Đức
  » Nghệ Sĩ Chí Trung Và Bạn Gái Du Lịch Qua Các Châu Lục
  » Ảnh Sao 11/4: Phan Hiển Tặng Huy Chương Vàng Cho Con Gái 7 Tháng Tuổi
  » Dàn Sao Dự Sinh Nhật Con Gái Quyền Linh
  » Quyền Linh Mất Ngủ Khi Con Gái Lọ Lem Tròn 18 Tuổi
  » Nhan Sắc Nữ Diễn Viên Sắp Làm Vợ Anh Đức
  » Cát Phượng Sống Cùng Con Trai, Yêu Xa Ở Tuổi 54
  » Ảnh Sao 1/4: Trấn Thành Hôn Hari Won Đắm Đuối
  » Ảnh Sao 30/3: Lê Bảo Trung Thăm Phước Sang Trong Bệnh Viện
  » Biệt Phủ 8.000 M2 Của NSND Phạm Phương Thảo
  » Ảnh Sao 29/3: Phan Hiển Nịnh Khánh Thi
  » Cuộc Sống Ở Tuổi 55 Của Phước Sang