Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Gặp Gỡ Hai “Nữ Tướng Miền Đông”: NSƯT Kim Thoại – NSƯT Thanh Thanh Mai Ca Sĩ: Kim Thoại    
Ngày Đăng: 20 Tháng 11 Năm 2013

Đoàn cải lương Tây ninh từng là một đoàn mạnh trong cả nước. Sau năm 2000 đoàn bắt đầu sa sút nghiêm trọng, BLĐ cũ tới tuổi về hưu, phải có BLĐ mới, bổ sung kịp thời để duy trì và củng cố lại đoàn. NSƯT Kim Thoại, được giao nhiệm vụ trưởng đoàn, NSƯT Thanh Thanh Mai, phó đoàn phụ trách chuyên môn, Cử nhân kinh tế Lâm Thành Hưng, phó đoàn thường trực. Nhận nhiệm vụ 2005, từ đó đến nay đoàn cải lương Tây Ninh có nhiều thay đổi tích cực. Nhân dịp đoàn được tỉnh cấp cho trụ sở mới vào tháng 12 năm 2012, chấm dứt hơn 30 năm cảnh ở đậu, dời chỗ 4 lần, chính thức có ngôi nhà riêng của mình tại địa chỉ số 125 đường Lý Thường Kiệt thuộc Thị Trấn Hoà Thành, Huyện Hoà Thành, đối diện với Công An huyện Hoà Thành, Tây Ninh. Báo Sân Khấu TPHCM có cuộc trao đổi ngắn với BLĐ đoàn Tây Ninh, với 2 nữ tướng miền Đông…
PV:Chào chị Kim Thoại, ngôi nhà mới của đoàn đẹp, khang trang, chị cho biết cảm nghĩ của mình?

NSƯT Kim Thoại: Vui lắm, vừa vui mà cũng vừa rất lo…

PV: Chị có thể nói rõ hơn?

K.Thoại: Tôi có mặt ở đoàn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vài tháng, lúc đó mới tròn 14 tuổi… Mới đó mà đã gần 40 năm rồi, 4 lần thay đổi chỗ ở, từ nhà đèn vô Toà Thánh, rồi dời ra bãi hát Thị Xã, sau đó tá túc cạnh Bảo tàng Tây Ninh, chỗ nào cũng tưởng sẽ được an cư, rốt cuộc vẫn làm thân chùm gởi, nương nhờ vào các đơn vị bạn, nhiều lúc nghĩ vừa thương, vừa tủi cho phận làm nghệ sĩ Văn Công, chấn nhận mọi hy sinh thua thiệt về nhiều mặt, so với đồng nghiệp khác, để được làm nghề nghiêm túc, hát phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa đúng nghĩa nhất của người nghệ sĩ – chiến sĩ. Ở Tây Ninh chưa có những chế độ ưu đãi kha khá cho đoàn, cho nghệ sĩ như một số tỉnh tôi biết, bù lại chúng tôi được thương mến, trân trọng, vinh dự được cống hiến, có lẽ quá quen, nên chúng tôi thấy vẫn bình thường. Đoàn cải lương Tây Ninh cho tới bây giờ vẫn chưa bị những tác động tiêu cực từ sân khấu thị trường ảnh hưởng, chúng tôi vẫn giữ được truyền thống, nề nếp của một đoàn Văn Công chính thống. Tự thân đoàn cố gắng phấn đấu một phần, quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, của Sở VHTT&DL luôn gần gũi chỉ đạo, động viên. Trong quá khứ, đoàn Tây ninh từng đoạt HCV Hội diễn sân khấu toàn quốc, nhiều lần được vào hát trong hội trường Ba Đình, phụ vụ Bộ Chính trị, lãnh đạo cấp cao. Chúng tôi được hưởng nhiều danh dự… Sau nhiều năm đề nghị, đến nay nguyện vọng của đoàn mới thành hiện thực, đã có được ngôi nhà cho chính mình. Đó là niềm vui lớn. Còn nỗi lo… Sân khấu cải lương bây giờ đang gặp rất nhiều khó khăn, duy trì được hoạt động thường xuyên là nỗ lực rất lớn của toàn đoàn, sự quan tâm đầu tư của tỉnh, của Sở VHTT&DL Tây Ninh, muốn được mạnh như ngày trước chỉ có thể là mơ ước, chỉ tiêu phấn đầu lâu dài. Hiện tại làm được tới đâu hay tới đó. Đoàn đang gặp khủng hoảng từ lực lượng kế thừa.

PV:Đoàn Tây Ninh đang có lực lượng trẻ, vẫn hoạt động tốt…

K.Thoại: Nhưng rất mỏng, không đồng đều, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả rất cao, chất lượng nghệ thuật của chúng tôi chỉ ở mức độ trung bình, chấp nhận được, không thể hài lòng với hiện tại, phải nâng cao hơn, nếu muốn đứng vững lâu dài, cần phải có lực lượng trẻ, sung sức, tài năng. Chúng tôi đang đãi cát tìm vàng…

PV:Được biết đoàn đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cả năm trước thời hạn 3 tháng. Chị có thể đánh giá khó khăn và thuận lợi…

K.Thoại: Khó khăn thì nhiều, năm nay càng khó hơn khi kinh phí giảm 20%, số suất diễn phục vụ không bán vé có kinh phí nhà nước giảm xuống, đồng thời phải tăng suất diễn có doanh thu. Năm nay tinh thần toàn đoàn rất hưng phấn, nhờ có chỗ ở mới, được nhiều nơi hợp đồng mời diễn, khán giả nông thôn vẫn rất mê cải lương, dường như cải lương truyền hình đã bão hoà. Khán giả thích xem người thật, việc thật, mình chưa thu hút mạnh chủ yếu là chưa có diễn viên hay. Chúng tôi có doanh thu từ nhiều nguồn, ngoài công tác biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, chúng tôi còn tham gia phục vụ công tác tuyên truyền chính trị… Chẳng hạn như hợp đồng thực hiện tác phẩm cho Ban phòng chống AID, các đơn vị khác có yêu cầu phục vụ chính trị bằng nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp… Năm nay chúng tôi doanh thu nhiều hơn những năm trước, nhờ hát cúng đình, nhờ bà con nông thôn ghiền coi cải lương sân khấu, đâu là thực tế mà các đơn vị làm cải lương cần nắm bắt, để có phương án thích hợp.

PV:Những kế hoạch sắp tới

K.Thoại: Trước mắt là chuẩn bị tiết mục mới hát Tết. Xa hơn, năm tới tỉnh và Sở có chủ trương mới, nâng cao bồi dưỡng cho diễn viên, phù hợp với tình hình thực tế. Sẽ có sự thay đổi rất lớn về chế độ cho diễn viên, đầu tư xây dựng cho đoàn, hy vọng những điều đó sẽ đến nhanh…

PV:Chào chị Thanh Thanh Mai, là phó đoàn phụ trách nghệ thuật chị có thể nói gì về công việc chuyên môn của mình?

NSƯT T.T.Mai: Chúng tôi đang gặp khó khăn trong công tác đào tạo. Tây Ninh có nhiều em ca hay, nhưng không thích vô đoàn, một phần ngại khó, một phần chê lương ít, một phần các em không có bằng cấp đúng theo quy định của tổ chức… Các em tốt nghiệp ở trường sân khấu ít khi chịu về tỉnh, chất lượng lại chưa tốt lắm, rất ít em có khả năng thật sự. Ở đoàn cũng có hợp đồng chu cấp cho người địa phương có chuyên môn tốt, nhưng học xong chưa về đoàn hát trả nghĩa xuất nào, thì không ký hợp đồng tiếp, bỏ đi nơi khác. Buồn cho nhơn tình thế thái, nhưng đã quen chất Văn Công, chúng tôi cần người ở, nên chú tâm xây dựng lực lượng tại chỗ, có thể ra ngoài chưa bằng ai, nhưng phục vụ được trong tỉnh cũng tốt lắm rồi.

PV:Còn kịch mục thì sao?

T.T.Mai: Tiết mục của đoàn giờ được Sở cho phép đã đa dạng hơn. Ngoài những vở truyền thống phục vụ chính trị đúng trách nhiệm Văn Công, chúng tôi còn dựng thêm một số vở nhẹ nhàng, giải trí phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Đặc biệt ở Tây Ninh có nhiều lễ cúng đình vào mùa khô, một số vở lịch sử, dã sử, dân gian… rất được ưa thích, nên đoàn có nhiều hợp đồng mời biểu diễn, đi hát nhiều anh em cực nhưng rất vui, khán giả quay lại với cải lương nhiều hơn. Giựt mình tỉnh ra, khán giả đâu có bỏ cải lương, tại mình làm chưa hay, đầu tư chưa tới. Bây giờ không thể sơ sài, qua loa được, phải hiện đại, hoành tráng, xã hội văn minh nhiều phương tiện kỹ thuật điện tử độc đáo, thì sân khấu phải rực rỡ huy hoàng. Muốn vậy, làm thì không khó, khó là ít tiền, nên chỉ biết ước mơ, hy vọng thôi. Lãnh đạo ai cũng thấy, cũng biết cũng muốn đầu tư mạnh cho đoàn, nhưng vướng vào quy chế chung, đành chờ cơ hội có quy chế thoáng hơn.

PV:Là đoàn chuyên nghiệp, khi thực hiện các tiết mục ngắn tuyền truyền cho các đơn vị đặt hàng, có bị không chuyên hoá không?

T.T.Mai: Trái lại, cũng rất chuyên nghiệp. Vấn đề không phải là vở tuyên truyền hay vở nghệ thuật, mà ở chỗ chất lượng biểu diễn chuyên nghiệp. Các đơn vị đặt hàng thấy đoàn diễn tốt hơn, nên có xu hướng liên kết với đoàn. Chúng tôi coi đó là cơ hội tập huấn thêm cho các diễn viên mới, đi lên từ phong trào quần chúng. Diễn viên được hát nhiều, sẽ nhuần nhuyễn hơn, và có chế độ bồi dưỡng khá hơn... Sẵn đây đoàn có lời mời các em diễn viên đã tốt nghiệp ở trường sân khấu hãy tự tin cộng tác với đoàn, môi trường nghệ thuật tốt, chế độ lương có nhiều thay đổi, đoàn đi diễn thường xuyên từ trong tỉnh hay giao lưu với các tỉnh bạn, tham gia các liên đoàn, hội diễn sân khấu,…

Chia tay 2 nữ tướng miền đông, nhìn cơ ngơi mới khang trang mà mừng cho đoàn cải lương Tây Ninh. Gần 40 năm, mới có ngôi nhà thật của mình, được ra mặt tiền, sáng mặt cùng thiên hạ. Riêng 2 nữ tướng, tối biết họ đã gắn bó cả đời mình với đoàn. Bao nhiêu năm trong đại gia đình Văn Công Tây Ninh đã tôi luyện cho họ bản lãnh, kinh nghiệm, hơn hết là tình yêu sân khấu mà họ đã cống hiến cả tuổi xuân của mình, cho đoàn. Không được đào tạo chính quy, không bằng cấp, họ chỉ có tài năng và tấm lòng sống chết với nghề, để minh chứng vì sao đoàn cải lương Tây Ninh đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, không dễ có người tâm huyết trong tình hình sân khấu như hiện nay…

Sources: sankhaucailuong

Kim Thoại
Tiểu Sử Kim Thoại
  » NSƯT Kim Thoại – 30 Năm Chung Thủy
  » Gặp Gỡ Hai “Nữ Tướng Miền Đông”: NSƯT Kim Thoại – NSƯT Thanh Thanh Mai
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Quyền Linh Khóc Khi Nhắc Đến Người Cha Vắng Bóng Trong Cuộc Đời Mình
  » Chồng Đại Gia Mừng Sinh Nhật Trịnh Kim Chi
  » Vân Dung Tích Cực Khoe Con Trai Long Vũ
  » Ảnh Sao 17/8: Con Gái Quyền Linh Diện Đầm Hai Dây Ôm Sát Dạo Biển
  » Hôn Nhân 22 Năm Bên Chồng Kém 7 Tuổi Của NSND Thanh Ngoan
  » Vợ Và Con Gái Quyền Linh Cùng Dàn Sao Chúc Mừng Quốc Thiên
  » Việt Hương Mặc Xẻ Ngực Sâu Sánh Đôi Ông Xã
  » Nghệ Sĩ Hữu Độ Qua Đời
  » Ảnh Sao 3/8: Lâm Vỹ Dạ Nịnh Chồng, Gọi Hứa Minh Đạt Là Hạnh Phúc
  » Cháu Gái NSƯT Vũ Linh Bế Tắc Vì Bị Tẩy Chay
  » Ảnh Sao 22/7: Tự Long Mừng Con Trai Út Hai Tuổi
  » Tuổi U50 Của NSƯT Trọng Tấn
  » Nhan Sắc Tuổi 59 Của MC Kỳ Duyên
  » Ảnh Sao 21/7: MC Cát Tường Thăm Các Nghệ Sĩ Ở Viện Dưỡng Lão
  » Hoàng Mập Khoe Ảnh Cưới 26 Năm Trước
  » Tiệc Kỷ Niệm 18 Năm Ngày Cưới Của Việt Hương
  » Ảnh Sao 8/7: Chí Trung Tận Hưởng Cuối Tuần Bên Bạn Gái
  » Bà Xã Vượng Râu Hiếm Hoi Khoe Body Sau Khi Có 5 Con
  » Ảnh Sao 7/7: Con Gái Điệu Đà Bên Phan Hiển
  » Cuộc Sống Diễn Viên Kiều Linh Sau Ly Hôn Mai Sơn
  » Ảnh Cưới 'Cười Mãi Thôi' Của Anh Đức
  » Nhan Sắc Trẻ Hơn Tuổi Của 'Mẹ Chồng Quốc Dân' Mỹ Uyên
  » 'Mẹ Chồng' Lan Hương Đưa Hai Cháu Nội Lên Thảm Đỏ