Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Ký Ức Về Quái Kiệt Tám Vân: Ca Sĩ: Tám Vân    
Ngày Đăng: 23 Tháng 12 Năm 2014

NS lão thành Tám Vân đã ra đi, ông để lại cho đời nhiều vai diễn ấn tượng trên sân khấu cải lương. Nhớ về ông, nhân ngày giỗ đầu, sầu nữ NSƯT Út Bạch Lan đã tâm sự về những ngày đầu bà đến với sân khấu cải lương và được người thầy dìu dắt vào nghề. Không chỉ cho bà nghề hát mà còn dạy bà đạo đức làm người

Khi cánh màn nhung khép lại rồi,
Chỉ còn hiu hắt nổi đơn côi
Xiêm y trả lại cho sân khấu
Cả những niềm vui lẫn ngậm ngùi.

Đó là những lời thơ mà cố nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà đã viết để nói về đời nghệ sĩ chúng tôi. Thưở đó mới nghe qua bài thơ, tôi chưa hình dung hết những gian nan, vui buồn của nghề hát. Bởi, bên cạnh tôi có người thầy, nghệ sĩ Tám Vân - ông luôn “mốn” vào đầu tôi và những đứa trẻ mới vào nghề chân trời màu hồng của sáng tạo. Thời đó làm đào hát trên sân khấu đoàn Thanh Minh, Thanh Nga, tôi rạng danh nhờ những vai đào thương, ra sân khấu là phải khóc, vở nào cũng bị đánh đập, la mắng, rồi ca vọng cổ đến 6 câu, có khi vai sắp tắt thở vẫn ca. Cảm xúc dâng trào vì đêm nào cũng nghe khán giả vỗ tay ầm ầm. Ông quan sát tôi, hễ thấy đêm nào lơ là một chút là lại gần nói nhỏ: “Con đừng chủ quan nha. Đêm nay phải hay hơn đêm qua”. Ông như chiếc gương soi cho tôi và nhiều bạn diễn, vì từ thời mới chập chửng vào nghề, còn là một vũ công, ra sân khấu múa một bài trước giờ mở màn, ông đã quan sát. Ông biết cách để dạy chúng tôi, không phải hô hào, lớn tiếng, mà nhẹ nhàng, bỏ nhỏ, chỉ dẫn từng cách “khai sắc” khi bước từ cánh gà ra ánh sáng sân khấu. Gương mặt những đứa nhỏ múa như chúng tôi có bừng sáng và lọt vào mắt mất soạn giả, thầy tuồng hay không là nhờ vào những phút giây “khai sắc” đó. Khi tôi bước lên ngôi vị đào chánh, trông mắt ông tôi vẫn là đứa con nít. Đêm nào “cường điệu” một chút, làm mặt diêm dúa một chút, là y như rằng những câu “bỏ nhỏ” hết sức tế nhị: “Tấm gương nó chán nhìn con rồi, vì nó không quen với lối làm tuồng này”. Tôi hiểu ngay, chờ giải lao bôi mặt làm lại.

Nói có vông hồn cô Thanh Nga, má Ba bầu Thơ. Thời tôi hát đào Thanh Nga còn bé xíu, vào hậu trường hay chạy theo chị hai để tíu tít nói cười. Rồi Nga trổ giò lớn đại, nhanh chóng được má ba mời NSND Phùng Há, Năm Châu về dạy riêng, để chuẩn bị làm đào chánh thế tôi. Lúc đó tôi buồn lắm, sợ mình bị mất đi ngôi vị đào chánh. Rồi ngày đó đã tới, Nga thay tôi hát vở Người vợ không bao giờ cưới, Nga đường hoàng làm đào chánh, có vở tôi phải làm vai mẹ của Nga, dù tôi mới 20 tuổi. Vừa ngồi làm tuồng, vừa khóc, bao nhiêu phấn đắp lên mặt nước mắt hai hàng trôi rõ trên gương mặt buồn thảm như hai hàng thẹo của lưỡi kiếm oan nghiệt. Tôi tủi vì nghĩ tại sao mình không phải là con của bầu, tại sao tôi mồ côi cha, mẹ sống kiếp mua gánh bán bưng, cuộc đời lại xui khiến chi cho tôi gặp anh Văn Vĩ, để rồi vướng vào nghiệp hát não nề này. Dòng suy nghĩ cứ miêu man, nặng trĩu, thì một bàn tay đặt lên vai tôi rung nhẹ. Thầy tôi đứng sau lưng tôi nhìn vào tấm gương mỉm cười. Ông chộp lấy hộp phấn, mở nắp một cách điệu nghệ, rồi dùng bông phấn đắp mặt lại cho tôi. Ông vẽ thêm những đường nhăn của vai người phụ nữ đau khổ, vai một bà mẹ đầu tiên tôi phải đóng dù đang là một đào chánh. Tôi nhớ mãi câu ông nói: “Nghề hát không có vai nào hèn mọn đâu con. Đóng vai mụ khi còn trẻ là có dịp biến hóa để khẳng định khả năng ứng biến. Nghề hát đâu phải lúc nào cũng phải là đào chánh. Rồi có lúc xuống ngựa, ai dạy con hát vai mụ, nếu không phải học lúc này”.

Tôi gật đầu, cố tươi tỉnh để ông vẽ nốt đường nhăn còn lại trên cái trán mà ngày hôm qua ông đã hôn lên khi tôi được khán giả tặng vô số hoa hồng. Tôi nhớ bàn tay của thầy tôi, bàn tay ấm nồng và nhân hậu. Từ bàn tay này ông đã dìu dắt biết bao nghệ sĩ vào nghề, từ bàn tay này ông đã cưu mang, song hành với người vợ - soạn giả Nhị Kiều, làm nên biết bao kiệt tác cho sân khấu cải lương.

Năm mừng thọ ông 70 tuổi, tôi ca:
“Rồi khi thanh sắc không còn nửa,
Son phấn tàn phai buỗi xế tà
Giã từ sân khấu ai còn nhớ
Một đời nghệ sĩ, kiếp cầm ca?

Còn nổi buồn nào hơn khi người nghệ sĩ phải xa lìa ánh đèn sân khấu, nơi mà suốt mấy mươi năm, họ đã gắn bó từ tuổi thanh xuân cho đến khi nhan sắc phai tàn…Biết bao nghệ sĩ tài danh nay phải sống cảnh cơ hàn…Trong đời họ đã bao lần được làm ông hoàng bà chúa, oai dũng ngất trời, lộng lẫy kiêu sa. Buồn nào hơn khi bóng xế tuổi già, sống hiu quạnh trong hào quang kỷ niệm. Đời quá vô tình nên người đành quên lãng, nào họ có mơ chi bia đá tượng đồng.

Một chút nghĩa, chút tình sẽ đem lại biết bao niềm an ủi cho tuổi già những nghệ sĩ cô đơn, cho những ai chọn nghiệp dĩ cầm ca, đã cống hiến hết mình trọn đời cho nghệ thuật. Khi thanh sắc không còn họ lặng lẽ lui vào sau sân khấu, nhường lại ánh hào quang cho thế hệ sau mình.- Ai có thể dửng dưng khi nhìn người nghệ sĩ, sức mõi hơi tàn vẫn không rời sàn diễn. Trên sân khấu từng đêm họ vẫn chờ vẫn đợi, dóc cạn sức mình cho khán giả mua vui

Vợ chồng Nghệ sĩ Tám Vân

Ông chỉ cười, bàn tay rung rung vuốt tóc tôi. Mái tóc trò và thầy đều bạc, nhưng tâm hồn lúc nào cũng trẻ. Đúng thanh sắc không còn có thể chúng tôi - những người nghệ sĩ sẽ lui về phía sau hậu trường, người làm đồ hội, kẻ sống kiếp lang thang theo phương cách khác để nuôi thân, nhưng mãi mãi tình thầy trò, đồng nghiệp và những đêm hát thật nghiêm túc trên thánh đường nghệ thuật sẽ mãi mãi không chết. Thầy ơi, con nhớ bàn tay của thầy…

NS Tám Vân là nghệ sĩ của đoàn hát Việt Kịch Năm Châu. Ông tên thật Lê Văn Tám, sanh năm 1924 tại quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông đậu bằng Tiểu Học CEPCI (thời Pháp thuộc) năm 1939, rồi thi đậu vô trường Collège de Mytho (sau là Collège Le Myre de Vilers, đến 1953 đổi tên là trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu). Đến năm 1942, ông bỏ học theo anh ruột là Ba Vân để học nghề hát. Đầu năm 1943, nghệ sĩ Ba Vân đặt cho ông nghệ danh Tám Vân. Ông đã đóng được những vai kép nhì, kép đẹp trong các tuồng xã hội phóng tác theo kịch của nước Anh, Pháp của soạn giả Nguyễn Thành Châu.

Ông đã từng hợp soạn với soạn giả Nguyễn Phương vở Người Mặt Cháy, lấy cốt truyện trong một tờ báo ảnh của Pháp. Nghệ sĩ Tám Vân sáng chói trong vai kép chánh hát cặp với chị Kim Cúc trong tuồng Người Mặt Cháy, Miếng Thịt Người, Áo Người Quân Tử, Cách Lan Phương Tử, Gió Ngược Chiều, Tây Thi Gái Nước Việt… Lúc nầy nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu đang chủ trương thực hiện một sân khấu “ Thật và Đẹp”, anh đề bảng hiệu đoàn Việt Kịch Năm Châu thay vì đề là đoàn cải lương Năm Châu. Nghệ sĩ Tám Vân nhờ có học cao hơn các nghệ sĩ trong đoàn Việt Kịch Năm Châu nên ông luôn được Năm Châu khen và dùng Tám Vân như người mẫu trong các buỗi tập tuồng.

Trên các sân khấu đoàn cải lương Kim Chưởng, Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Phước Chung, nghệ sĩ Tám Vân thủ diễn những vai lão, lão mùi, lão độc, hoặc vai lẵng, vai hề. Ông đã từng đóng thế vai Gia Lữ Tế của nghệ sĩ Bảy Nhiêu, vai Gia Lữ Sanh của Năm Châu và vai Duy Bạt của Hoàng Kinh trong tuồng Gió Ngược Chiều. Và sáng tạo cho các nhân vật bất hủ theo thời gian: An Lộc Sơn, Ngũ Tử Tư…trên sân khấu cải lương. Đây là các vai hát với nhiều tính cách khác nhau, rất khó diễn xuất, đó là những vai hát để đời mà Tám Vân là người duy nhứt đóng thay đàn anh một cách xuất sắc. Ông còn được khán giả ưa thích qua vai ông Đệ tuồng Tấm Lòng của Biển, vai Duy Bạt tuồng Gió Ngược Chiều, vai ông Độ tuồng Tần Nương Thất, vai Tám Hổ tuồng Hai Hình Ảnh Một Cuộc Đời và rất nhiều vai lão mùi khác trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương…

Sources: sankhau

Tám Vân
Tiểu Sử Tám Vân
  » Ký Ức Về Quái Kiệt Tám Vân:
  » Soạn giả Nhị Kiều - nghệ sĩ Tám Vân
  » Tưởng Nhớ Nghệ Sĩ Lão Thành Tám Vân!
  » Nghệ Sĩ Lão Thành Tám Vân Từ Trần
  » Nắng Sớm Mưa Chiều : Tôn Vinh Hai Lão Nghệ Sĩ Tám Vân, Nhị Kiều
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Cuộc Sống Ở Tuổi 55 Của Phước Sang
  » Diệp Lâm Anh Diện Bikini Tí Hon Tắm Biển Cùng Hai Con
  » Ảnh Sao 24/3: NSND Việt Anh Tình Tứ Với Cô Gái Trẻ
  » Biệt Thự Mới Giá 1,8 Triệu Đô Của Danh Hài Bảo Quốc Ở Mỹ Sang Chảnh Cỡ Nào?
  » Ngoại Hình 'Lột Xác' Sau Giảm Cân Của Hồng Vân, Lê Tuấn Anh
  » NSND Lê Khanh: 'Ngày Xưa, Tôi Make Up, Chọn Váy Đẹp Khi Đi Đẻ'
  » Sắc Vóc Và Phong Cách Trẻ Trung Của NSƯT Thoại Mỹ
  » Hoa Hồng Nở Rộ Trong Biệt Thự 500 M2 Của Quyền Linh
  » Ảnh Sao 14/3: Hai Con Gái Đến Phim Trường Thăm Quyền Linh
  » Ngân Quỳnh Thích Thú Cuộc Sống Dân Dã Trong Nhà Vườn
  » Con Gái Quyền Linh Gây Mê Với Visual Ngọt Ngào, Nhan Sắc So Với Thuở Nhỏ Chẳng Khác Là Bao
  » NSƯT Hoài Anh: 'Hạnh Phúc Vì Cân Đối Được Giữa Nghề Múa Và Vun Vén Gia Đình'
  » Cuộc Sống Của Vợ Đầu NSND Công Lý: Làm BTV, Nhan Sắc Một Thời Chẳng Kém Hoa Khôi
  » Trường Giang Đưa Nhã Phương Đi Nghỉ Dưỡng Đà Lạt
  » Biệt Thự 1.500 M2 Ở Sài Gòn Của Việt Hương
  » Ảnh Sao 22/2: NSND Công Lý Mừng Sinh Nhật Vợ
  » NSND Mỹ Uyên Nhiều Năm Đón Tết Trong Hậu Trường Sân Khấu
  » Nghệ Sĩ Hai Nhất Quây Quần Con Cháu Sau Cơn Bạo Bệnh
  » NSƯT Chí Trung: 'Tôi May Mắn Cuối Đời Gặp Ý Lan'
  » Mẹ Chồng Đại Gia Của Khánh Thi Trẻ Trung Bên Các Con