Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » “Hề Râu” Thanh Việt – Vua Hài Trên Sân Khấu Và Màn Bạc Sài Gòn Ca Sĩ: Hề Râu Thanh Việt    
Ngày Đăng: 17 Tháng 03 Năm 2017

Trong những danh hài nổi tiếng ở miền nam trước đây, “Hề Râu” Thanh Việt là một nghệ sĩ hài rất có duyên.

Ông là cây cười được ái mộ nhất trong các đại nhạc hội, kịch nói , sân khấu cải lương và cả trong nhiều bộ phim như: Võ Sĩ Bất Đắc Dĩ, Một Thoáng Đam Mê, Tứ Quái Sài Gòn, Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Xin Đừng Bỏ Em, Chàng Ngốc Gặp Hên, Con Ma Nhà Họ Hứa,…với thủ pháp gây cười độc đáo.

Đây cũng là danh hài đóng rất nhiều vai chính trong các bộ phim chiếu rạp và tên được đặt ở vị trí rất trang trọng. “Tình nhân” của ông trên màn bạc toàn các Mỹ nhân vang danh như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Ngọc Tuyết,…và đặc biệt ăn ý nhất với ông khi cả hai tung hứng trong các vai diễn hài trên phim chính lại là Nữ Hoàng Sân Khấu Thanh Nga

Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), Danh hài Thanh Việt vẫn còn cuốn hút khán giả cải lương trên các sân khấu của đoàn Sài Gòn 3, và Sông Hậu 1.

“Hề râu” Thanh Việt – Vua hài trên Sân khấu và Màn bạc Sài Gòn

So với những nghệ sĩ hài vang danh cùng thời như: Tùng Lâm, Phi Thoàn, Khả Năng hay Thanh Hoài với thủ pháp gây hài mỗi người một vẻ… thì Thanh Việt nổi lên với bộ râu. Đúng như danh hiệu “Hề Râu”, bộ râu Thanh Việt là nét đặc trưng tạo nên cái duyên cho ông trước nhất. Tất nhiên nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ cậy ở bộ râu. Nhưng bộ râu đem đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa đẩy chất hài của ông thấm nhanh vào khán giả. Chỉ cần nhúc nhích bộ râu là Thanh Việt đã tạo được những tràng cười thú vị.

Thanh Việt có lối diễn hài tưng tửng, diễn như không diễn, ông tạo nên những tràng cười bằng cử chỉ rất tự nhiên và tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ. Thanh Việt có cách nói bỏ lửng giữa chừng để kéo dài sự chờ đợi phán đoán của khán giả, rồi bất ngờ anh dứt điểm bằng một câu “trật chìa” khiến người xem òa lên sảng khoái. Đặc biệt là Thanh Việt không lạm dụng thủ pháp ngoại hình như lé mắt, méo miệng, ỏng ẹo, co giật tay chân, hoặc mặc y phục phụ nữ để chọc cười dễ dàng.

Trên sân khấu đoàn Sài Gòn 3, Thanh Việt đã diễn nhiều vai sĩ quan chế độ cũ thật hài hước. Còn ở đoàn Sông Hậu 1, khán giả nhớ mãi Thanh Việt qua các vai Tào Lương trong vở Phù Đổng Thiên Vương và tên trưởng ấp Gừng trong vở Trăng Về Bến Hẹn…

“Hề râu” Thanh Việt – Vua hài trên Sân khấu và Màn bạc Sài Gòn

Trong đời thường Thanh Việt sống rất chân thật, thẳng thắn.Tuy chẳng giàu có gì, nhưng lúc nào ông cũng yêu đời, sống hết mình vì bè bạn “điếu thuốc chia hai, ly bia sẻ nữa”. Mọi người trong giới cũng rất thương mến Thanh Việt.Thấy ông uống rượu nhiều, có những dấu hiệu không hay cho sức khỏe, bạn bè khuyên ông bỏ rượu một thời gian.

Nhưng rồi cái chết đã được báo trước vào tuổi 50, do bệnh xơ gan vì rượu, để lại nỗi thương tiếc cho vợ, con, bè bạn và khán giả về một tài năng duyên dáng, độc đáo của làng hề với danh hiệu “Hề Râu”.

Lê Quang Thanh Tâm>

HỀ RÂU THANH VIỆT

Khán giả các chương trình Đại nhạc hội trong hai thập niên 60, 70 khi nhắc đến Hề nhựa Thanh Hoài hoặc Hề mập Khả Năng thì người ta nhắc ngay đến Hề râu Thanh Việt. Thủ pháp gây cười độc đáo của Thanh Việt chính là… bộ râu của mình. Ông có bộ râu quặp vô cằm, cái miệng móm rất có duyên, cặp mắt nheo nheo, giọng nói ranh mãnh. Cái tài của ông là làm cho bộ râu nhúc nhích, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh Việt “hoạt động”, khán giả cũng có thể cười rần rần…

Tất nhiên, nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ ở bộ râu mà có. Nhưng bộ râu mang đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa chất hài của ông lên độ lôi cuốn khán giả cao hơn. Thanh Việt rất tâm đắc với danh hiệu Hề râu của mình, ông vẫn thường hay nói vui rằng: “Không có cực hình nào tôi sợ bằng bị cạo mất bộ râu này đi”.

“Chọc cười” rất trí thức

Hề râu Thanh Việt sinh năm 1939 tại Hóc Môn trong gia đình có đến 9 anh chị em. Trong đó, người anh thứ ba là soạn giả Kinh Luân viết vở tuồng nổi tiếng Lấp sông Gianh, các em kế là chuyên viên ánh sáng Thanh Sơn, tay trống Minh Phương, nhạc sĩ Phùng Trang. Khởi đầu cuộc đời nghệ thuật của Thanh Việt là theo người cha kế (nghệ sĩ Tám Huê) đi hát cho các đoàn hát nhỏ ở tỉnh, rồi về thành phố tình cờ gặp nhóm Tùng Lâm – Xuân Phát, ông tham gia vào nhóm này diễn các tiểu phẩm hài tự biên với tài “chọc cười” thiên phú. Tài năng của Thanh Việt bật sáng nhất là thời gian diễn nhiều vở cải lương trên Sân khấu Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga.

Đặc biệt, Thanh Việt tham gia rất nhiều bộ phim, nổi tiếng nhất là thủ vai chính trong phim Triệu phú bất đắc dĩ của Hãng phim Mỹ Vân, ông đóng chung với Thanh Nga và nhiều danh hài khác.

Thanh Việt có khả năng sáng tạo bất ngờ, năm 1969, Hội Ái hữu nghệ sĩ tổ chức xuất hát gây quỹ để sửa chữa trụ sở và giúp các nghệ sĩ nghèo neo đơn tại rạpHào Huê với vở Đoạn tuyệt. Lúc đó, Hề Kim Quang đang điều trị bệnh phổi nên bà bầu Thơ nhờ Hề Minh bên Đoàn Hương Mùa Thu hát thế Kim Quang trong vai thầy pháp. Hề Minh bữa đó uống rượu quá chén, anh chạy xe honda tới rạp, dọc đường bị tai nạn phải nhập viện. Vở đã kéo màn hát, phải kiếm người đóng vai thầy pháp, bà Năm Sa Đéc đề nghị nhờ Thanh Việt diễn thế vai thầy pháp.

Không kịp học tuồng nên Thanh Việt và bà Năm Sa Đéc quyết định sáng tạo một cách : thầy pháp không cần đọc bùa chú mà khán giả vẫn chấp nhận. Khi diễn đến lớp Loan (Thanh Nga) bồng con đi khám bác sĩ về, bà Năm Sa Đéc (vai bà Phán Lợi) là mẹ chồng đay nghiến, đòi rước thầy pháp trị bệnh cho cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Ngọc Nuôi trong vai Bích,cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp (Thanh Việt) vô nói : “Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ở núi Tà Lơn mới hạ san đó má !”.

Ông thầy pháp Thanh Việt, chắp tay xá xá bà Phán Lợi, rồi đưa cằm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày. Khán giả thấy bộ điệu của Thanh Việt vỗ tay cười rần rần. Bà Năm Sa Đéc nói “mở đường” cho Thanh Việt : “Nè, ông thầy cứ thắp nhang khấn vái trong miệng, đăng đàn gọi hồn nhập xác cho cháu nội tôi hết bịnh. Khỏi phải vẽ bùa, đọc thần chú cho khan tiếng, nghe ông thầy !”.

Thanh Việt nói ngay : “Dạ, vậy thì tôi làm gấp đây, xong còn chạy qua cứu đám khác !”. Vậy là Thanh Việt đã giúp cho đêm diễn gỡ một “bàn thua trông thấy”. Hay trong vở Bạch Hải Đường, chỉ xuất hiện một lớp ngắn trong vai cai ngục nhưng khán giả vẫn nhắc vai diễn ấy cho đến bây giờ.

Hề nhựa Thanh Hoài cho biết : “Nếu như các danh hài khác thường “bay nhảy” nhiều đoàn thì Thanh Việt rất chung thủy, suốt 10 năm liền anh chỉ gắn bó cho đoàn hát Dạ Lý Hương. Sau giải phóng anh mới chịu đi hát cho các đoàn khác. Nhóm hài của tôi và anh cũng tồn tại rất lâu, được khán giả yêu thích.

Không ai có thể ngờ một người Nam – kẻ Bắc lại kết hợp ăn ý như vậy. Tôi rất phục tài năng cũng như đức độ của Thanh Việt. Chỉ tiếc rằng, anh ra đi quá sớm…”.

Nếu ai đã từng xem Thanh Việt diễn hài thì mới có thể hiểu được phần nào cái duyên gây cười của người nghệ sĩ tài hoa này. Ông có lối diễn hài tưng tửng, diễn như không diễn, tạo những tràng cười bằng các cử chỉ rất tự nhiên và tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ. Thanh Việt có lối nói bỏ lửng giữa chừng để kéo dài sự chờ đợi phán đoán của khán giả, rồi bất ngờ dứt điểm bằng một câu “trật chìa” làm vỡ ra trận cười thoải mái cho khán giả. Thanh Việt đi sâu vào lối hài trí tuệ, duyên dáng, ngôn ngữ sạch sẽ, không dung tục. Ông cũng không lạm dụng thủ pháp ngoại hình như lé mắt, méo miệng, õng ẹo, hoặc mặc y phục phụ nữ “chọc cười” một cách dễ dàng.

Trong mắt hai “ đệ tử” ruột

Cũng giống như nhiều tài năng nghệ thuật khác, tài năng của Thanh Việt đã tạo nên ảnh hưởng nghề nghiệp sâu rộng đối với các nghệ sĩ đàn em. Bảo Quốc rất yêu mến và tôn Thanh Việt làm “sư phụ”. Bảo Quốc kể : “Năm 1972, sân khấu cải lương gặp khó khăn do ảnh hưởng của phim chưởng Hồng Kông, Đoàn Thanh Minh Thanh Nga tạm nghỉ, tôi và chị Thanh Nga sang cộng tác cho Đoàn Dạ Lý Hương, anh Thanh Việt cũng đang ở đoàn này nên tôi có dịp diễn chung và học hỏi anh rất nhiều điều về các thủ pháp diễn hài. Tôi tâm đắc với lối diễn hài thông minh, trong sáng của anh nên “quăng bắt” rất ăn ý. Ngoài ra, tôi cũng hay thay vai cho Thanh Việt những lúc anh bận việc đột xuất”.

Sau năm 1975, Thanh Việt hát cho Đoàn cải lương Sài Gòn 3, sau đó là Đoàn Cầu Ngang rồi cuối cùng là Đoàn Sông Hậu 1. Thời gian này, anh cũng truyền nghề cho một cây hài nổi tiếng hiện nay là Tấn Beo. Tấn Beo là con của “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài nhưng vì không có làn hơi đặc biệt giống bố để làm kép chính nên chuyển qua làm hề.

Tấn Beo kể : “Thanh Việt nổi tiếng là “sâu rượu” ngang với danh tiếng diễn hài nên ông nói vui với tôi “Muốn làm đệ tử tao thì phải biết nhậu”. Tôi học ở ông cách ứng xử nhạy bén theo tình huống để đưa khán giả vào trận cười thú vị. Tuy thích nhậu nhưng ông không hề bê tha, luôn tôn trọng nghề nghiệp, tôn trọng khán giả và nhiệt tình với đàn em muốn học nghề. Thời gian đầu, tôi bị “nhiễm” nét hài của ông nhưng dần dần tôi đã thoát ra khỏi cái bóng quá lớn đó để tạo nét riêng cho mình. Hàng năm vào các ngày giỗ tổ, Tết Nguyên đán tôi đều ra mộ thắp hương cho ông. Cho đến bây giờ, tôi cảm thấy mình đã không làm bất cứ điều gì cho ông phải hổ thẹn nơi chín suối…”.

Trong cuộc sống đời thường, Thanh Việt rất chân thật, thẳng thắn, ai cũng thương mến. Thấy ông uống rượu nhiều, có dấu hiệu không hay cho sức khỏe nên bạn bè khuyên ông bỏ rượu một thời gian.

Nhưng rồi cái chết của ông được báo trước ở tuổi 50 (do bệnh xơ gan) để lại nhiều xót thương cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thiệt thòi nhất vẫn là khán giả trẻ mất đi một cơ hội được thưởng thức một tài năng duyên dáng, độc đáo của làng hài Việt Nam.

Thanh Việt thường bảo với các nghệ sĩ đàn em của mình : “Diễn hài không phải trò đùa, phải tìm hiểu nghiên cứu tính cách nhân vật để tìm ra cách diễn hay nhất. Sáng tạo, ngẫu hứng không có nghĩa là cương ẩu, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện. Không có gì buồn bằng mình diễn hài mà khán giả không cười, lại còn khó chịu…”. (theo bài Minh Tuyên)

Sources: cailuongnet

Hề Râu Thanh Việt
Tiểu Sử Hề Râu Thanh Việt
  » “Hề Râu” Thanh Việt – Vua Hài Trên Sân Khấu Và Màn Bạc Sài Gòn
  » Hề "Râu" Thanh Việt Với Thoại Kịch, Cải Lương, Điện Ảnh
  » Những “Danh Hiệu” Một Thời Vang Bóng: Bài 13: “Hề Râu” Thanh Việt
  » Hề Râu Thanh Việt, Duyên Hài Thiên Phú
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Trấn Thành Đưa Hari Won "Nhập Cung"
  » Ảnh Cưới Glamping 'Như Đi Chơi' Của Anh Đức
  » Nghệ Sĩ Chí Trung Và Bạn Gái Du Lịch Qua Các Châu Lục
  » Ảnh Sao 11/4: Phan Hiển Tặng Huy Chương Vàng Cho Con Gái 7 Tháng Tuổi
  » Dàn Sao Dự Sinh Nhật Con Gái Quyền Linh
  » Quyền Linh Mất Ngủ Khi Con Gái Lọ Lem Tròn 18 Tuổi
  » Nhan Sắc Nữ Diễn Viên Sắp Làm Vợ Anh Đức
  » Cát Phượng Sống Cùng Con Trai, Yêu Xa Ở Tuổi 54
  » Ảnh Sao 1/4: Trấn Thành Hôn Hari Won Đắm Đuối
  » Ảnh Sao 30/3: Lê Bảo Trung Thăm Phước Sang Trong Bệnh Viện
  » Biệt Phủ 8.000 M2 Của NSND Phạm Phương Thảo
  » Ảnh Sao 29/3: Phan Hiển Nịnh Khánh Thi
  » Cuộc Sống Ở Tuổi 55 Của Phước Sang
  » Diệp Lâm Anh Diện Bikini Tí Hon Tắm Biển Cùng Hai Con
  » Ảnh Sao 24/3: NSND Việt Anh Tình Tứ Với Cô Gái Trẻ
  » Biệt Thự Mới Giá 1,8 Triệu Đô Của Danh Hài Bảo Quốc Ở Mỹ Sang Chảnh Cỡ Nào?
  » Ngoại Hình 'Lột Xác' Sau Giảm Cân Của Hồng Vân, Lê Tuấn Anh
  » NSND Lê Khanh: 'Ngày Xưa, Tôi Make Up, Chọn Váy Đẹp Khi Đi Đẻ'
  » Sắc Vóc Và Phong Cách Trẻ Trung Của NSƯT Thoại Mỹ
  » Hoa Hồng Nở Rộ Trong Biệt Thự 500 M2 Của Quyền Linh
  » Ảnh Sao 14/3: Hai Con Gái Đến Phim Trường Thăm Quyền Linh