Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Thanh Tòng Vị Thống Soái Của Cải Lương Tuồng Cổ Ca Sĩ: Thanh Tòng    
Ngày Đăng: 10 Tháng 05 Năm 2015

NSND Thanh Tòng thuộc thế hệ thứ ba của đại gia đình cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam. ÔNG nội là bầu Thắng, thân sinh là nghệ sĩ Minh Tơ, cháu ruột nghệ sĩ Khánh Hồng, Đức Phú, chị ruột là nghệ sĩ Xuân Yến, em ruột là nghệ sĩ Thanh Loan, nhạc sĩ Minh Tâm, Công Minh, Thanh Sơn... Các nghệ sĩ Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đạo diễn Phượng Hoàng... là em cô cậu ruột, Chí Bảo em chú bác, Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thảo... là cháu ruột gọi ông bằng cậu. Tất cả đều xuất thân từ Cầu Quan, cái nôi của cải lương Hồ Quãng, ngày trước, bây giờ là cải lương tuồng cổ.

Nơi Đình Cầu Quan ấy, năm 1924, ông nội ông đem gia đình về đóng đô tại đó, lập ra đoàn hát bội hát thường trực ở Sài Gòn, bỏ đời gạo chợ nước sông, xây dựng nền móng vững chắc để con cháu sau này phát triển, trở thành những trụ cột của sân khấu cải lương tuồng cổ, hình thành nên một dòng họ xuất sắc đóng góp rất lớn cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Năm 1954, cải lương phát triển mạnh, các nghệ sĩ Minh Tơ, Bảy Sự, Khánh Hồng, Đức Phú theo bà Phùng Há học hát cải lương hết ba năm (1954- 1956). Sau đó, cho ra đời sân khấu hát bội pha cải lương...
ÔNG tên thật là Nguyễn Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Theo nghề hát từ năm 3 tuổi. Đầu tiên, học hát bội đóng vai con của Hoàng Phi Hổ, Sáu tuổi hát San Hậu thứ ba, sau đó học cải lương, học tân nhạc, học nhảy thiết hài, từng nhảy thiết hài với Thanh Cao. Mười tuổi hát vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu vai Xuân Yến, Thành Phượng, Kim Hoàng (tức là nghệ sĩ Bo Bo Hoàng ngày nay). Mười một tuổi được các ký giả Sài Gòn thời đó như Văn Thà, Tình Thiệt, Phong Vân, Hoài Ngọc... phong cho danh hiệu "thần đồng sân khấu". Khi ông đóng những vai lão, vai Trịnh ÂN, vai Bao Công, vai Quan Công... rồi giả gái đóng điều Thuyền, Hồ Nguyệt Cô... ÔNG là người con, là đệ tử chân truyền của nghệ sĩ Minh Tơ. Ba ông cho ông học và đóng tất cả các loại vai văn, võ trung, nịnh, lão, độc, mùi, đào văn, đào võ là để đào tạo ông trở thành nghệ sĩ đa năng, toàn diện. Ngoài giờ học chữ, ông còn được nghệ sĩ Minh Tơ dạy cho cách dàn dựng, cách viết tuồng, tuy được học nhiều như thế nhưng theo NSND Thanh Tòng, ông vẫn chưa học được hết nghề của người cha tài hoa, bởi ngoài lãnh vực biểu diễn, sáng tác dàn dựng, nghệ sĩ Minh Tơ còn biết vẽ cảnh, đánh đàn, đánh trống... Bất cứ nghề nào có liên quan đến sân khấu là ông điều học hỏi am tường. Ngoài học nghề người cha tài năng của mình, NSND Thanh Tòng còn may mắn được các nghệ sĩ Khánh Hồng, Đức Phú, Thành Tôn, Dì Năm, Bà Năm Đồ Hoàng Bá, Hoàng Nuôi, Sáu Trọng, Xuân Liễu, các nhạc sĩ Sáu Từng, Năm Bửu, Năm Cơ, Văn Vĩ... tận tình truyền nghề. Trong giới nghệ sĩ thời đó đã ví gia đình bầu Thắng - Minh Tơ như dòng dõi Dương Gia Tướng.
Năm hai mươi tuổi, ông đã dàn dựng vở Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như một khởi nghiệp cho nghề đạo diễn sau này.

Người nghệ sỹ đa năng

Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem với nhiều vai diễn đa tính cách, trên sân khấu ông là một nghệ sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ thì phía sau hậu trường, ông là một nhà quản lý giỏi, một tác giả đạo diễn có tài là một người thầy tận tụy, một nhà sư phạm có phương pháp truyền nghề khá độc đáo. Bốn thế hệ nghệ sĩ trưởng thành đều có dấu ấn của ông, từ năm 1968 đến nay như : Ngọc Đáng, Hữu Lợi, Hữu Cảnh, Trường Sơn, Thanh Thế, Bửu Truyện, Thùy Dương, Vũ Linh, Phượng mai, Cẩm Hương, Kim Duyên, Bạch Long, Quế Phương, Thanh Vân, Minh Hiếu, Kim Thủy, Tài Linh, Ngọc Huyền, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân... Tuy nhiên, ông không bao giờ cho mình là thầy, mà chỉ coi mình là người anh dìu dắt, chăm lo, giúp đỡ các thế hệ em cháu. ÔNG nói : "Nghề này không làm thầy nhau được, nên ông muốn các em các cháu được ông dìu dắt coi ông như người anh, người cậu, người chú. Tuyệt đối ông không dám làm thầy một ai. Tuồng hát trước năm 1975 đa số là tích Tàu, lại là hát cương, bài bản cũ, giai điệu nghèo nàn nên dần dần mất đi sự hấp dẫn, điều đó khiến ông trăn trở, suy nghĩ muốn tìm sự mới lạ để thay đổi sân khấu cải lương tuồng Tàu...

Từ những năm 1960, phim ảnh Đài Loan du nhập vào Việt Nam, nhạc Đài Loan lúc ấy như bông hoa lạ làm cho nhiều người say mê, thích thú. ÔNG cùng người chú ruột là nhạc sĩ Đức Phú đã đem nhạc Đài Loan làm ca khúc trong các vở tuồng Tàu. Một số giai điệu mới được đặt tên Hoàng Mai Khúc ra đời, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt. Dần dà, lối hát cương cũ được ông thay thế bằng những kịch bản do mình sáng tác chuyển từ trong các tích Tàu đặt thêm nhiều ca khúc mới bằng nhạc Đài Loan, cải lương tuồng Tàu được đổi ra thành tuồng cải lương Hồ Quảng. Những thay đổi đó đã tạo nên sức hút mới.cho sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ. Nói cho cùng, dù chỉ là sự vay mượn của nước ngoài nhưng là thành quả của sự tìm tòi lao nhọc, cách ứng dụng thông minh làm phong phú thêm cho sân khấu cải lương tuồng cổ. Những vở tuồng Hồ Quảng theo phong cách mới lần lượt ra đời trên sân sấu Vĩnh Xuân - Khánh Hồng ghi nhận một dấu ấn mới của ông. Khi đó Thanh Tòng chưa đầy 30 tuổi. Năm 1968, báo chí thời đó phong cho ông là ''Vua cải lương Hồ Quảng”. ÔNG lập ban cải lương Hồ Quảng Khánh Hồng - Minh Tơ hát hàng tuần vào ngày thứ tư trên Đài truyền hình Sài Gòn. Những vở : "Phạm Lãi-Tây Thi'', ''Võ Tòng sát tẩu” được khán giả yêu thích... Những nghệ sĩ Bạch Lê, Thanh Thế, Bửu Truyện, Thanh Bạch, Hữu Lợi, Thanh Loan, Xuân Yến,... được biết đến như những ngôi sao của loại hình nghệ thuật này.

Năm 1973, ông thành lập hãng băng cải lương Hồ Quảng Minh Tơ hoạt động cho đến năm 1975. Năm 1974, ông lập đoàn cải lương Hồ Quảng Thanh Tòng hát đến ngày giải phóng Sài Gòn, thì đoàn tạm ngưng hoạt động.

Nhìn lại chặng đường ngày ấy, thấy rõ ông thành công, thành danh rất sớm, ngoài năng khiếu bẩm sinh là sự đào tạo dạy dỗ, truyền nghề có căn cơ của cha ông, của những nghệ nhân, những người thân trong dòng họ, còn là sự khổ luyện chuyên cần học tập, học đi đôi với hành, biến những hiểu biết của mình thành những cái mới trên sân khấu, một sự dấn thân toàn tâm toàn lực, sống chết với nghề. Đó chính là những nét nổi bật của NSND Thanh Tòng cả một cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cải lương. Nhưng đời người không có gì là suôn sẻ, bằng phẳng... Đã có một khoảng thời gian ông buồn bã, thất chí, thậm chí ông định tìm cái chết, vào cái thuở tài năng đang phát triển rực rỡ...

Sources: nguoithanhdat

Thanh Tòng
Tiểu Sử Thanh Tòng
  » Gia Đình, Đồng Nghiệp Tiễn Biệt NSND Thanh Tòng
  » NSND Thanh Tòng - 'Thống Soái' Của Cải Lương Tuồng Cổ
  » Quế Trân: 'Tôi Ngưỡng Mộ Tình Yêu Cha Dành Cho Mẹ'
  » Lệ Thủy Khóc Trước Di Ảnh NSND Thanh Tòng
  » Nghệ Sĩ Cải Lương Thanh Tòng Qua Đời
  » Kim Cương, Lệ Thủy Và Ký Ức Về 30-4
  » Cải Lương Phương Nam Nức Lòng Khán Giả Hà Nội
  » Dựng Tượng Sáp Cho Nghệ Sĩ Sân Khấu
  » Lớn Lên Bên Cánh Gà Sân Khấu: Bài Học Khiêm Nhường
  » Thanh Tòng Vị Thống Soái Của Cải Lương Tuồng Cổ
  » Thế Hệ Vàng Cải Lương Bộc Bạch Những Trăn Trở!
  » Tìm Đạo Diễn Cho Cải Lương
  » Thanh Tòng, Minh Vương Tiếp Tục Chấm Thi 'Chuông Vàng Vọng Cổ'
  » 15 Nghệ Sĩ Trẻ Đoạt Huy Chương Về Nghệ Thuật Tuồng
  » Gia Tộc Của NSND Thanh Tòng Hân Hoan Họp Mặt
  » Rạng Danh 5 Đời Theo Nghề Hát
  » Vinh Quang Đời Con Có Bóng Dáng Cha !
  » Rạng Danh 5 Đời Theo Nghề Hát
  » Thanh Tòng Và Nỗi Oan “Mất Gốc”
  » Nghệ Sĩ Quế Trân Thực Hiện DVD Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 55 Của Cha Mình
  » Vầng Trăng Cổ Nhạc 94
  » Chuyện Nghệ Sĩ Cải Lương "Bay Show" Nước Ngoài