Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » “Cởi Trói” Danh Hiệu Ca Sĩ: Út Bạch Lan, Minh Vương, Bạch Tuyết, Thành Lộc    
Ngày Đăng: 20 Tháng 11 Năm 2014

Để xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, nghệ sĩ cần có huy chương nhưng lớn hơn là uy tín và hiệu quả nghệ thuật mà họ mang lại cho công chúng

Việc xét tặng đặc cách danh hiệu NSND cho 5 nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp văn hóa - nghệ thuật của nước nhà: nghệ sĩ đờn tranh Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu), nghệ sĩ Kim Cương, nghệ sĩ Ngọc Giàu, nghệ sĩ Bạch Tuyết, nghệ sĩ Lệ Thủy trong lần trao tặng năm 2012 được xem là tiền đề cho việc đổi mới xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND lần này, nói theo nhận định của giới chuyên môn là danh hiệu đã được cởi trói.

Xứng đáng đặc cách

NSƯT Út Bạch Lan là tên tuổi thuộc hàng gạo cội trong làng sân khấu, được khán thính giả công nhận là một danh ca. Bà được công chúng phong tặng nhiều biệt danh: “Sầu nữ”, “Vương nữ sương chiều”, “Bức trường thành vọng cổ”, “Nữ hoàng sân khấu”… Hơn 60 năm gắn bó với nghề, bà đã từng là nhà quản lý, đạo diễn, lèo lái Đoàn Cải lương Long An từ năm 1978 đến 1980; dìu dắt, truyền nghề cho biết bao diễn viên trẻ, làm giám khảo các cuộc thi tuyển chọn giọng ca vọng cổ, cải lương ở khu vực phía Nam. NSND Kim Cương nhận xét: “Chị Út là một tấm gương sáng về tâm và đức cho thế hệ nghệ sĩ trẻ noi theo, không ngừng phấn đấu, góp phần đào tạo nhiều nghệ sĩ trẻ”.

NSƯT Thành Lộc (phải) và NSƯT Hữu Châu trong vở Vua thánh triều Lê - một trong những vai diễn đỉnh cao của NSƯT Thành Lộc trên Sân khấu Kịch IDECAF

Một tên tuổi khác khiến nhiều người ngạc nhiên khi biết ông chưa được phong tặng NSND là NSƯT Minh Vương. Tài năng ca diễn của NSƯT Minh Vương thì từ giới chuyên môn đến công chúng đủ mọi lứa tuổi đều biết. Thành tích đóng góp cho hoạt động sân khấu của ông cũng không nhỏ. Ông cùng với NSND Lệ Thủy thành lập Sân khấu Vàng, dàn dựng các vở cải lương mang tính nghệ thuật cao. NSND Lệ Thủy cho biết: “Anh Minh Vương rất tâm huyết khi nhận xét, đánh giá, truyền đạt nghề cho diễn viên trẻ”. NSND - soạn giả Viễn Châu nhận xét thêm: “Minh Vương có lối ca chồng hơi rất sáng tạo. Theo tôi, có thể xem đây là trường phái để thế hệ sau này học theo cách ca, cách sắp chữ, luyến láy làm cho bài ca vọng cổ thêm độc đáo”.

NSND Bạch Tuyết cho rằng NSƯT Út Bạch Lan và NSƯT Minh Vương là 2 viên ngọc quý của sân khấu cải lương. Sự cống hiến của 2 nghệ sĩ này đã được công chúng ghi nhận và khi nhắc đến tên tuổi của họ, không ai trong giới mộ điệu sân khấu cải lương không biết đến và quý trọng. Nhiều học trò của NSƯT Út Bạch Lan như: Phương Hồng Thủy, Ngân Vương, Mỹ Thu... đều đã được nhà nước tặng danh hiệu NSƯT. “Theo tôi, nếu không xét tặng danh hiệu NSND đợt này cho họ thì sẽ trễ” - NSND Bạch Tuyết nhận định.

Một nghệ sĩ sân khấu kịch đáng ra đã được NSND từ lâu đó là NSƯT Thành Lộc. Ngoài tài năng diễn xuất với hàng trăm vai diễn đa dạng, anh còn đạo diễn các tác phẩm đỉnh cao trên sân khấu IDECAF như: Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử... GS-TS Trần Văn Khê đã từng nhận xét Thành Lộc là con nhà nòi nên ý thức rất rõ vai trò, trách nhiệm đối với nghề, vai diễn thấm đượm tính nhân văn, nâng cao đời sống thẩm mỹ và mang tính giáo dục rõ nét. NSND Phạm Thị Thành cũng khẳng định: “Thành Lộc là một tài năng vượt bậc của sân khấu kịch miền Nam trên 3 cương vị: diễn viên, đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật ở một sân khấu xã hội hóa hoạt động hiệu quả như IDECAF”.

NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, từng nói: “NSƯT Thành Lộc quá tài năng, nổi tiếng nhưng không được phong NSND là một bất cập trong xét tặng danh hiệu”.

Còn hơn NSƯT

Khó ai có thể tin nghệ sĩ Hồng Nga chưa được nhà nước phong tặng danh hiệu nào. Công chúng yêu mến chị qua hàng trăm vai diễn, nhất là những vai bà mẹ khổ đau giàu nghị lực sống. Bề dày thành tích trong sáng tạo các vai diễn khó của bà là bài học giá trị cho thế hệ diễn viên trẻ trên sân khấu cải lương hiện nay. “Hồng Nga ca diễn thiện nghệ đến mức khán giả quên đó là chị, chỉ nhớ như in từng vai chị đã diễn” - NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu chia sẻ.

Cũng thuộc hàng tên tuổi có bề dày trong nghề là nghệ sĩ Trường Sơn, đã có 45 năm theo nghề, được xem là hậu duệ của gia tộc bầu Thắng - Minh Tơ với vai trò “thống soái” bộ môn nghệ thuật cải lương, tuồng cổ hiện nay. Theo NSND Đinh Bằng Phi: “Nghệ sĩ Trường Sơn tinh thông nghề, đạo đức với nghiệp và đóng góp nhiều thành tựu cho sự nghiệp chung”.

Trẻ hơn có nghệ sĩ Bạch Long - con trai NSND Thành Tôn, anh ruột NSƯT Thành Lộc. Anh có nhiều vai diễn để đời trên sân khấu tuồng cổ. Tiếp nối con đường của cậu ruột - nghệ sĩ Minh Tơ - 20 năm qua, Bạch Long đã góp phần khẳng định tên tuổi nhóm “Đồng ấu Bạch Long”, đào tạo một thế hệ nghệ sĩ kế cận cho sân khấu cải lương tuồng cổ như: NSƯT Quế Trân; nghệ sĩ Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh, Chấn Cường...

Cùng lứa với Hồng Vân nhưng Hồng Vân đã được đặc cách phong tặng NSND còn Thanh Thủy vẫn là “nghệ sĩ trơn” dù thuộc hàng diễn viên tài năng nhất, có nhiều vai diễn đi vào lòng người xem trên 3 sân khấu: IDECAF, Hoàng Thái Thanh, Nụ Cười Mới mà công chúng đều yêu mến. “Thanh Thủy diễn đa dạng, đi vào nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. Các vai diễn mang lại sức sáng tạo mới mẻ. Thủy còn là một đạo diễn tài hoa, một người thầy tận tụy truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho học trò” - NSƯT Ca Lê Hồng nhận xét.

Nghị định 89/2014 NĐ-CP của Chính phủ về việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 8 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 15-11 với nhiều quy định mới đang là mối quan tâm của nghệ sĩ. Thời gian xét tặng giảm từ 5 năm còn 2 năm. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, người được xét phải có ít nhất 20 năm hoạt động nghệ thuật (với loại hình xiếc, múa là 15 năm) và phải có nhiều giải thưởng, trong đó ít nhất 2 HCV quốc gia hoặc quốc tế kể từ sau khi đoạt danh hiệu NSƯT. Nếu không thông thoáng trong xét đặc cách thì những quy định này tiếp tục gây khó cho nghệ sĩ lớn tuổi, hoạt động ngoài các đoàn công lập.

Sources: nld

Út Bạch Lan, Minh Vương, Bạch Tuyết, Thành Lộc
Tiểu Sử Bạch Tuyết
Tiểu Sử Út Bạch Lan
Tiểu Sử Minh Vương
Tiểu Sử Thành Lộc
  » NSƯT Thành Lộc, Bảo Chung Viếng Nghệ Sĩ Ánh Hoa
  » NSND Bạch Tuyết Nói Nguyên Nhân Chia Tay Danh Thủ Tam Lang
  » NSND Bạch Tuyết, Cẩm Vân Và Các Nghệ Sĩ Dự Lễ Giỗ Tổ Sớm
  » NSND Minh Vương, Thành Lộc Đến Tiễn Biệt Đạo Diễn 'Đời Cô Lựu'
  » NSƯT Thành Lộc Xúc Động Gặp Lại Các Thành Viên Của Nhóm Líu Lo
  » Thương Tín, Thành Lộc Đến Viếng NSƯT Chánh Tín
  » NSND Minh Vương Và Nhiều Nghệ Sĩ Kỳ Cựu Góp Tiền Tổ Chức Lễ Giỗ Tổ
  » Nghệ sĩ Thành Lộc: 'Ai cũng có thể thay thế, kể cả tôi và Hoài Linh'
  » Thanh Tuấn, Minh Vương Sẽ Được Phong Tặng Danh Hiệu NSND
  » Kim Tử Long Thay Bạch Tuyết Làm Giám Khảo 'Sao Nối Ngôi'
  » Nghệ Sĩ Bạch Tuyết Tạo Dáng Trong Vườn Nhà
  » Ngoài 70, NSND Lệ Thủy Và NSƯT Minh Vương Ngọt Ngào Khi Song Ca
  » Minh Vương, Lệ Thủy Hội Ngộ Dàn Nghệ Sĩ Cải Lương 'Thế Hệ Vàng'
  » Thanh Sang, Út Bạch Lan Và Hơn 100 Nghệ Sĩ Qua Tranh Sơn Dầu
  » 400 Nghệ Sĩ Diễn Tôn Vinh 100 Năm Cải Lương Ở Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ
  » Bạch Tuyết, Hùng Cường - Cơn 'Sóng Thần' Của Cải Lương Thời Hoàng Kim
  » Minh Vương, Lệ Thủy - 'Tình Nhân Dễ Kiếm, Tri Kỷ Khó Tìm'
  » Vì Sao Sân Khấu Cải Lương Xuống Dốc Ba Thập Kỷ Qua?
  » Thành Lộc, Mỹ Uyên Khóc Tiễn NSƯT Thanh Hoàng
  » Hồ Sơ Xét NSND Của Minh Vương Lên Hội Đồng Nhà Nước
  » NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn Làm Giám Khảo Giữa Ồn Ào Đề Cử NSND
  » Duyệt Lại 46 Hồ Sơ Đề Xuất Danh Hiệu NSND, NSƯT
  » NSND Bạch Tuyết Không Ngại Bị Gièm Pha Khi Làm Mới Hình Ảnh
  » Minh Vương: 'Là NSND Hay Không, Tôi Luôn Hết Lòng Với Khán Giả'
  » Bộ Trưởng Văn Hóa: 'Có Thể Trình Thủ Tướng Xét NSND Cho Minh Vương'